Luận Văn Biện pháp Quản lý Công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    1. Kết luận
    Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã bước vào năm học thứ bảy với một hành trang lý tưởng, đó là những thành tích ban đầu của 06 năm liên tục kể từ khi thành lập trường, đó là một đội ngũ đoàn kết nhất trí đã được thử thách và luôn bền bỉ phấn đấu và trưởng thành. Trong sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận quản lý SV. Là một người trực tiếp làm công việc này trong những năm, qua nghiên cứu tôi đề xuất 8 biện pháp:
    - Biện pháp 1: Nâng cao ý thức, trách nhiệm về quản lý công tác SV cho toàn thể CBGV trong nhà trường.
    - Biện pháp 2: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý SV.
    - Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho SV.
    - Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác quản lý ngoại trú.
    - Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi chính sách cho SV.
    - Biện pháp 6: Hoàn thiện các nội quy, quy chế và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý SV.
    - Biện pháp 7: Tăng cường công tác quản lý hoạt động phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên - Hội sinh viên và các cơ quan chức năng (công an), tổ dân phố và gia đình.
    - Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng môi trường văn hóa trường học.
    Qua sự thăm dò, áp dụng vào thực tiễn chúng tôi nhận thấy rằng quản lý công tác SV là một công việc đa dạng và phức tạp đòi hỏi người làm công tác này phải có năng lực, trình độ, am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ nắm vững các quy chế về công tác sinh viên, bên cạnh đó còn phải có niềm đam mê, cống hiến hết mình vì công việc thì mới đem lại hiệu quả cao trong công việc.
    2. Một số khuyến nghị
    - Đối với Bộ GD&ĐT: Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung nội quy, quy chế trong công tác quản lý SV, quy chế quản lý nội trú, ngoại trú đặc biệt là cụ thể hóa nội quy, quy chế quản lý ngoại trú đối với các ký túc xá nhân dân xây dựng cho sinh viên các trường thuê.
    - Đối với Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa, cụ thể hóa các văn bản, quy chế và các quy định về công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng vào thực tiến tại trường. Bên cạnh đó cần đầu tư về kinh phí, các chế độ chính sách cho cán bộ giảng viên làm công tác sinh viên, đầu tư cơ sở vật chất trong công tác quản lý SV. Tổ chức tập huấn, hội thảo, cử cán bộ làm công tác quản lý SV đi học tập, học hỏi kinh nghiệm công tác quản lý giữa các trường Đại học trong cả nước cũng như ngoài nước.
    - Đối với Phòng Công tác sinh viên: Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, phân công công việc cụ thể cho cán bộ nhân viên, phân công rõ ràng cán bộ phụ trách công tác sinh viên các khoa, phối hợp chắt chẽ với các đơn vị phòng, ban, giảng viên chủ nhiệm và thư ký khoa và đặc biệt là phân công cán bộ phụ trách địa bàn các phường để phối hợp với tổ dân phố, Công an phường và cảnh sát khu vực trong việc quản lý sinh viên ngoại trú.
    - Đối với các đơn vị trong nhà trường: Thường xuyên phối hợp chặt chẽ hơn nữa đối với các phòng ban, khoa, tổ trong nhà trường nhằm để quản lý công tác SV một cách đồng bộ và hiệu quả hơn.
    - Đối với các tổ chức liên quan, Công an, tổ dân phố và chính quyền địa phương: Phối hợp chặt chẽ hơn nữa, thường xuyên cập nhật đảm bảo thông tin hai chiều để làm tốt công tác quản lý SV, đặc biệt là công tác quản lý SV ngoại trú, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn mà sinh viên của trường tạm trú học tập.
    - Đối với gia đình: Phải có sự phối hợp với gia đình, từng học kỳ, năm học cung cấp kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đến phụ huynh nhằm để gửi gắm các thông điệp của nhà trường tới gia đình SV, trao đổi về tình hình học tập cũng như công tác rèn luyện đạo đức của SV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...