Thạc Sĩ Biện pháp quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cùng với vấn đề dân số, môi trường (MT) đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thể nhân loại bởi vai trò vô cùng to lớn của nó đối với chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh mặt tích cực, con người đã làm cho MT sống của mình thay đổi theo hướng tiêu cực và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) cho mọi người dân trong cộng đồng nói chung và cho thế hệ trẻ trong các nhà trường phổ thông nói riêng là một giải pháp hữu hiệu, tích cực, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ, xây dựng MT sống cho hôm nay và mai sau.
    Chiến lược quốc gia về vấn đề MT đánh giá “Việt Nam hiện nay phải đương đầu với những vấn đề MT nghiêm trọng như nạn phá rừng, xói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, đe dọa tới các hệ sinh thái và sự cạn kiệt nguồn gien ” [24, tr.7]. Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ I tại Hà Nội (10/1998) cũng khẳng định: Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường [27, tr.14].
    Vấn đề BVMT không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Ngày 05/6/1972 tại Stockhom (Thụy Điển), các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị MT thế giới lần đầu tiên để nhắc nhở “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và lấy ngày 05/6 hàng năm là Ngày MT thế giới [1, tr.9]. Hội nghị thượng đỉnh về MT thế giới diễn ra tháng 6/1992 tại Braxin một lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường [1, tr.10].
    Chỉ thị 29-CT/TW của Ban chấp hành TW Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã yêu cầu: “Tiếp tục đưa các nội dung BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các cấp, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” [4, tr.1]. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh việc tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường (GDMT) vào trong một số môn học ở các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho học sinh (HS) những tri thức cơ bản về MT, hình thành và phát triển ý thức, kỹ năng và thái độ giữ gìn và BVMT trong gia đình và cộng đồng [11, 12].
    Hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục MT vào các môn học thích hợp. Ở cấp tiểu học thông qua các môn học Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Khoa học, ; ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (THPT), là các môn học Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân (GDCD), Công nghệ (CN), Giáo viên (GV) đã cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về MT, đó là những hiểu biết về MT tự nhiên, sự ô nhiễm MT nhằm giáo dục cho HS có ý thức gìn giữ, BVMT sống và rèn luyện các kỹ năng BVMT.
    Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học, các trường học còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới hình thức phong phú như tổ chức thi tìm hiểu về MT, thi vẽ tranh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa, kể chuyện về MT,
    Giáo dục ý thức về MT cũng được các nhà trường nâng cao bằng việc phát huy vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp triển khai hoạt động thu dọn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa dọc theo các trục đường giao thông, Việc mở rộng phạm vi hoạt động BVMT không chỉ góp phần nâng cao ý thức BVMT cho HS mà còn có ý nghĩa tác động tích cực đến người dân, khuyến khích mọi người trong cộng đồng cùng tham gia BVMT.
    Vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm vì một MT sống lành mạnh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết của các nhà trường và tập thể đội ngũ GV. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trong các trường phổ thông phải thấy được trách nhiệm quản lý nhà trường trong việc GDMT cho HS, có những biện pháp giáo dục các em thường xuyên và hữu hiệu, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao và có sức thu hút để các em tham gia một cách tự nguyện, thích thú.
    Nhận thức được vai trò và trách nhiệm to lớn đó, ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục ý thức BVMT trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng GDMT, song nhìn từ góc độ quản lý nhà trường, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc đánh giá đúng quá trình triển khai thực hiện công tác GDMT để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDMT trong các trường THPT là một vấn đề cấp thiết. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDMT, khảo sát thực trạng công tác GDMT và công tác quản lý GDMT của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum, đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDMT nhằm nâng cao chất lượng công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu:
    Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Các biện pháp quản lý công tác GDMT của Hiệu trưởng ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu xây dựng và thực thi đồng bộ các biện pháp quản lý của hiệu trưởng (HT) như tác động đến nhận thức của đội ngũ GV, HS và các lực lượng giáo dục khác đối với công tác GDMT; xây dựng được đội ngũ GV dạy GDMT có chất lượng; quản lý tốt chương trình, nội dung GDMT; thực hiện được công tác xã hội hóa GDMT và tổ chức hiệu quả các hoạt động GDMT cho HS thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của người HT ở trường THPT.
    5.2. Đánh giá thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDMT của HT nhằm nâng cao chất lượng công tác GDMT ở trường THPT.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp và phân loại các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    Sử dụng các phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp quan sát nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng công tác GDMT và quản lý GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu.
    7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài này được tiến hành nghiên cứu ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.
    Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở 07 trường THPT tỉnh Kon Tum theo hình thức chọn mẫu đại diện ở các vùng, miền và loại hình trường trong tỉnh: Thành phố Kon Tum (03 trường), huyện Đăk Hà (02 trường), huyện Ngọc Hồi (02 trường); loại hình trường THPT (04), trường PT DTNT (03).
    Thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng từ năm 2006 đến năm 2010.


    MỤC LỤC

    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục . 1
    Bảng chú thích các từ viết tắt trong đề tài 3
    MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài . 4
    2. Mục đích nghiên cứu . 6
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 6
    4. Giả thuyết khoa học . 6
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
    6. Các phương pháp nghiên cứu 7
    7. Phạm vi nghiên cứu . 7
    NỘI DUNG 8
    Chương 1
    Cơ sở lý luận của quản lý công tác GDMT ở trường THPT . .
    8
    1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
    1.2. Các khái niệm cơ bản . 12
    1.2.1. Môi trường 12
    1.2.2. GDMT 14
    1.2.3. Quản lý và quản lý giáo dục; quản lý nhà trường 15
    1.2.4. Quản lý công tác GDMT 18
    1.3. Vấn đề GDMT ở trường THPT 19
    1.3.1. Sự cần thiết của GDMT ở trường THPT 19
    1.3.2. Mục tiêu, chương trình và nội dung GDMT ở trường THPT .
    23
    1.3.3. Các hình thức, phương pháp tổ chức GDMT ở trường THPT .
    25
    1.4. Hiệu trưởng trường THPT và vấn đề quản lý công tác GDMT .
    28
    Chương 2 Thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum .
    32
    2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu . 32
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum . .
    32
    2.1.2. Tình hình phát triển của Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum . .
    34
    2.2. Thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum .
    36
    2.2.1. Tổ chức và phương pháp điều tra - khảo sát . 36
    2.2.2. Thực trạng về công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
    36
    2.2.3. Thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
    43
    2.2.4. Chất lượng công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum . .
    53
    2.2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng . 54
    Chương 3

    Biện pháp quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Kon Tum
    58
    3.1. Định hướng chung và các nguyên tắc xác lập biện pháp 58
    3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành và của địa phương về công tác GDMT .
    58
    3.1.2. Thực trạng công tác GDMT và quản lý GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum .
    60
    3.1.3. Các nguyên tắc xác lập biện pháp 60
    3.2. Các biện pháp cụ thể . 61
    3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CB, GV, HS và CMHS về sự cần thiết của GDMT và BVMT ở trường THPT .
    61
    3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT chính khóa và ngoại khóa .
    64
    3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Xây dựng nhà trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện” .
    69
    3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác GDMT .
    73
    3.2.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT và BVMT
    75
    3.2.6. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 78
    3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .
    79
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC . 88
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...