Thạc Sĩ Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng anh ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 23/5/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để hội nhập thế giới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dạy và học ngoại ngữ trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Ngoại ngữ được xếp vào một trong những lĩnh vực ưu tiên, một mũi nhọn đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ trong thời đại ngày nay.
    Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, hầu hết các giao dịch trên thế giới đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, rất nhiều quốc gia đưa tiếng Anh vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy tiếng Anh là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển.
    Nhận thức được điều đó, từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cơ sở giáo dục, từ phổ thông đến đại học, sau đại học.
    Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" với mục tiêu chung là; Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu cụ thể là:
    + Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019;
    + Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng học sinh dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp vào năm học 2010 – 2011, 60% vào năm 2015 – 2016 và đạt 100% vào năm học 2019 – 2020;
    + Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học vào năm học 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 – 2020;
    + Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo, góp phần tích cực vào công tác BD, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hoá các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học. Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020 [10].
    Trong các ngoại ngữ thì tiếng Anh chiếm vị trí quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc nâng cao và mở rộng kiến thức, tư duy, tầm hiểu biết cho các em học sinh. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang là vấn đề được học sinh, phụ huynh và cả xã hội quan tâm, đầu tư. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh là đội ngũ giáo viên.
    Thời gian qua, việc dạy học tiếng Anh ở các trường THPT đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như học sinh chủ yếu học ngữ pháp để nhằm mục đích thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, khả năng giao tiếp còn kém. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
    Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục.
    LuËt Gi¸o dôc n¨m 2005 - điÒu 72 đã nêu rõ nhiệm vụ của nhà giáo là: "không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học".
    Công tác đào tạo, BD nhà giáo đạt chuẩn, trên chuẩn còn nặng về số lượng chưa được quan tâm nhiều đến chất lượng, nhận thức của giáo viên về mục tiêu dạy và học ngoại ngữ chưa đúng với tinh thần đổi mới.
    Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác BD nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có thể khắc phục được những hạn chế trên là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
    .
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
    1.3. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên
    1.4. Giáo dục trung học phổ thông và giáo viên trung học phổ thông
    1.5. Quản lý hoạt động BD giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT
    Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TIẾNG ANH VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của Quảng Ninh
    2.2. Thực trạng giáo dục THPT của tỉnh Quảng Ninh
    2.3. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh
    2.4. Đánh giá chung
    Chương 3:CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
    3.2. Các biện pháp quản lý công tác BDGV dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...