Thạc Sĩ Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    3.1 Khách thể nghiên cứu 2
    3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
    6. Giả thuyết khoa học 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 3
    8. Cầu trúc của luận văn 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ
    SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
    6
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 10
    1.2.1. Quản lí 10
    1.2.2. Quản lí giáo dục 16
    1.2.3. Quản lí trường học 18
    1.2.4. Quản lí sinh viên ngoại trú 20
    1.2.5. Môi trường giáo dục 27
    1.3. Các yếu tố tác động đến lối sống của sinh viên ngoại trú 33
    1.3.1. Đặc điểm 33
    1.3.2. Hoàn cảnh sống 34
    1.3.3. Quan hệ xã hội 36
    1.4. Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú 37
    Tiểu kết chương 1 37
    Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ
    HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÖ
    38
    2.1. Vài nét về địa phương 38
    2.2. Thực trạng điều kiện sống và học tập của sinh viên ngoại
    trú
    40
    2.2.1. Lí do sinh viên ở ngoại trú 40
    2.2.2. Điều kiện sống và học t ập của sinh viên ngoại trú 42
    2.3. Thực trạng công tác quản lí sinh viên ngoại trú 50
    Tiểu kết chương 2 58
    Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN
    NGOẠI TRÖ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT
    TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
    60
    3.1. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp quản
    lí sinh viên ngoại trú
    60
    3.2. Một số biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng
    tiếp cận phát triển môi trường giáo dục
    61
    3.3. Cấu trúc và mối quan hệ giữa các biện pháp 65
    3.3.1. Cấu trúc của các biện pháp 65
    3.3.2. Mối quan hệ của các biện pháp 66
    3.4. Kết quả khảo nghiệm 66
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 66
    3.4.2. Đối tượng, phạm vi khảo nghiệm 66
    Tiểu kết chương 3 68
    KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 70
    * Kết luận 70
    * Khuyến nghị 71
    Đối với các nhà trường 71
    Đối với địa phương 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các học viện, trường đại
    học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các nhà trường). Đây là lực lượng mà
    hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của
    đất nước. Hiện nay, cả nước có trên 6 triệu SV. Vì vậy, vấn đề chỗ ở cho SV
    trong điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn rất hạn chế là một bài
    toán chưa có lời giải tối ưu. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương,
    thì hiện nay các nhà trường trong toàn quốc chỗ ở nội trú mới đáp ứng được
    khoảng 25% so với tổng số SV. Điều đó là có 75% số SV ở ngoại trú.
    Mục tiêu cơ bản của giáo dục đại học, cao đẳng là đào tạo người học có
    phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ
    năng thực hành nghề nghiệp. Trong khi đó tuyệt đại đa số SV đang ở độ tuổi
    từ 18 đến 25, tâm lí phát triển chưa ổn định, nhận thức về hành vi còn hạn
    chế, cộng với việc thay đổi môi trường sống có ảnh hưởng rõ rệt đến tư
    tưởng, lối sống và hành vi của mỗi người. Đa số SV đều từ các địa phương
    khác nhau tới trường học tập khiến cho việc giáo dục, hướng dẫn, quản lí của
    gia đình đối với SV trong lối sống và học tập gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
    Mặt khác, nhiều gia đình do cha mẹ bận rộn, thậm chí có tư tưởng ỷ lại, phó
    mặc việc giáo dục, quản lí con em mình cho nhà trường và xã hội. Thực tế
    cho thấy, hầu hết SV đều ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của
    mình. Tuy nhiên, có một bộ phận SV, do thiếu sự hướng dẫn, nhắc nhở, qu ản
    lí của nhà trường, gia đình, cộng với sự tác động tiêu cực của môi trường xã
    hội, nhất là môi trường sống ngoại trú làm cho sao nhãng việc học tập, rèn
    luyện, sai lệch về nhận thức, sống buông thả, đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các
    tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật v.v
    Trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 7 trường đại học, 1 khoa đào
    tạo đại học, 10 trường cao đẳng với trên 100.000 SV, trong đó trên 70.000 SV
    hệ chính quy tập trung từ hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc về học tập.[7].
    Trong những năm qua, các cấp, các ngành cùng các nhà trường trên địa bàn
    đã có những kế hoạch, chương trình, biện pháp quản lí SV ngoại trú, tuy
    nhiên chưa đem lại những kết quả như mong đợi. Hàng năm trên địa bàn xảy
    ra vài trăm vụ án hình sự, hàng nghìn vụ việc phải xử lí hành chính, trong đó
    có nhiều vụ án, vụ việc do SV gây ra hoặc có liên quan đến SV.
    Nhiều SV chưa tự giác học tập, rèn luyện, vi phạm quy định của địa
    phương, nhà trường và pháp luật. Trong khi đó mục tiêu của giáo dục, cũng
    như của xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi công dân cần nêu cao tinh thần tự giác đối
    với học tập và rèn luyện. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu và đề xuất những biện pháp quản lí SV ngoại trú trong thời gian
    tới.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn biện pháp quản lí SV ngoại trú
    những năm vừa qua, từ đó đề xuất những biện pháp trong thời gian tới.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Nghiên cứu quá trình quản lí SV ngoại trú.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các biện pháp quản lí SV ngoại trú trên địa bàn Thành phố
    Thái Nguyên.
    3.3. Khách thể điều tra
    - Cán bộ quản lí (Ban Giám hiệu một số nhà trường, cán bộ Phòng Công
    tác HSSV, cán bộ quản lí SV ở các khoa), cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản
    Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và SV ngoại trú.
    - Cán bộ chính quyền, đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, chủ hộ kinh
    doanh nhà trọ (gọi tắt là chủ nhà trọ) ở một số phường (xã), tổ nhân dân
    (xóm), nơi có đông SV ngoại trú.
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn quản lí SV ngoại trú.
    4.2. Khảo sát thực trạng quản lí SV ngoại trú trên địa bàn Thành phố
    Thái Nguyên.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại trú.
    5. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu tại 5
    phường, xã có đông SV ngoại trú là: phường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ,
    Đồng Quang, Tân Thịnh, xã Tích Lương của Thành phố Thái Nguyên.
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Một trong những nguyên nhân nhiều SV sai lệch về nhận thức và hành vi
    là thiếu ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng,
    nếu có tinh thần, thái độ tự học, tự rèn thì SV sẽ trở thành những công dân
    gương mẫu của đất nước; có phẩm chất và năng lực trên con đường lập thân,
    lập nghiệp của mình.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ
    bản sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
    Nghiên cứu lí luận về quản lí, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
    Nam, Hiến pháp, Luật Cư trú, Luật Giáo dục, các văn bản dưới luật của Quốc
    hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương, Tỉnh Thái Nguyên về giáo dục- đào
    tạo, quản lí hành chính, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; nghiên cứu các
    bài viết được đăng trên tạp chí, báo, sách về giáo dục- đào tạo và nhiều tài
    liệu khác. Phân loại, phân tích các dữ liệu có liên quan đến đề tài về mặt cơ sở
    lí luận.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp quan sát
    - Quan sát, tìm hiểu thực tế công tác quản lí SV ngoại trú trên địa bàn
    Thành phố Thái Nguyên.
    - Quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ tự học tập, tự rèn luyện và tự quản
    lí của SV ngoại trú.
    7.2.2. Phương pháp điều tra
    - Điều tra công tác quản lí SV ngoại trú của một số nhà trường, địa
    phương trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
    7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Phỏng vấn Ban Giám hiệu một số nhà trường, cán bộ quản lí địa
    phương, công an khu vực, tổ trưởng dân phố, trưởng xóm, cán bộ đoàn thể
    nhân dân, chủ nhà trọ, phụ huynh SV, SV ngoại trú về thực trạng và ý nghĩa
    của quản lí SV ngoại trú.
    7.2.4. Phương pháp chuyên gia
    - Lấy ý kiến cán bộ, người có kinh nghiệm trong công tác quản lí SV
    ngoại trú.
    - Hỏi ý kiến, tìm hiểu thực trạng và các biện pháp, kinh nghiệm quản lí
    SV ngoại trú.
    7.3. Nhóm phương pháp xử lí kỹ năng, thống kê toán học
    Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả khảo sát, phỏng vấn bằng
    phiếu (ankét) và xử lí dữ liệu, kết quả khảo sát, phỏng vấn, khảo nghiệm.
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn gồm 3 chương, ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, khuyến
    nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    - Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni (sinh năm 551- 479 trước công
    nguyên). Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, là người học rộng, tài cao,
    nên 20 tuổi đã đi khắp thiên hạ để mở trường dạy học và thuyết giáo. Ông
    không nhận làm quan mà dành nhiều tâm trí cho giáo dục và dạy học. Theo
    ông mục đích của giáo dục là phải dạy cho người ta thành người nhân nghĩa,
    trung chính, hiểu được cái đạo của người quân tử. Ông thường nói: .Ngọc
    bất trắc bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo (ngọc không mài rũa không
    thành đồ dùng, người không học không thể hiểu đạo lí làm người).
    Khổng Tử chứng kiến thời đại loạn lạc, vua không ra vua, tôi không ra
    tôi, "tiếm ngôi việt vị". Khổng Tử cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng
    trên là do đạo đức suy đồi, kỷ cương rối loạn, Lễ bị xem nhẹ, thiên hạ không
    còn tôn trọng các chuẩn mực đẳng cấp, mọi người không ở đúng vị trí của
    mình. Để thiên hạ trở về ổn định, có "đạo", có Lễ thì phải tạo dựng điều
    Nhân, khôi phục Lễ, mỗi người phải tôn trọng kỷ cương, hành động theo
    khuôn phép. Tư tưởng được thể hiện ở ba phạm trù cơ bản là: Nhân - Lễ -Chính danh. Nhìn chung theo Khổng Tử thì muốn cai trị đất nước, người dân
    phải đặc biệt coi trọng đạo đức. Lấy đạo đức là phương tiện cai trị xã hội
    (quản lí xã hội). Bằng con đường học tập, tu dưỡng con người có thể dần dần
    hoàn thiện chính mình và trở thành người hiền. Theo tư tưởng của ông: Người
    trên nêu gương, kẻ dưới noi theo. Việc cai trị lấy đạo đức là cơ bản.
    - Mạnh Tử là người kế tục của Khổng Tử. Ông sinh năm 372 và mất
    năm 289 trước công nguyên. Ông nhấn mạnh vai trò làm chủ của nhân dân và
    trách nhiệm phục vụ nhân dân của người cầm quyền. Chính sách kinh tế của
    nhà nước phải hướng vào làm giàu cho dân, dân giàu thì nước mạnh. Ông nói:
    Dân là đáng quý, sau đến xã tắc và cuối cùng mới là vua.
    - Hàn Phi Tử (sinh năm 280 và mất 233 trước công nguyên) là công tử
    nước Hàn. Ông sinh ra và lớn lên trong xã hội loạn lạc. Bộ máy cai trị (bộ
    máy quản lí xã hội) không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Cách cai trị hiện
    tại không khích thích con người làm lợi cho bản thân và xã hội. Vì vậy, ông
    cho rằng phải đổi mới cách cai trị, lấy pháp luật là công cụ cai trị xã hội.
    Lịch sử ông cha ta đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
    Nguyên khí thịnh thì nước mạnh. Nguyên khí suy thì nước yếu.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
    hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
    Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã
    khẳng định: Thanh niên nước ta đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng trong
    kháng chiến và trong lao động hòa bình. Thanh niên là lớp người đang xây
    dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Phải
    giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ thành những chiến sĩ trung thành với Tổ
    quốc, với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, động viên thanh niên đem hết nhiệt
    tình của tuổi trẻ tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải củng cố và phát
    triển mạnh mẽ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Coi trọng hơn nữa
    việc tổ chức và giáo dục thiếu niên và nhi đồng.
    Nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng
    một lần nữa khảng định: Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện
    cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hoàng Anh, chủ biên (2007)- Hoạt động giao tiếp nhân cách, NXB Đại
    học Sư phạm.
    2. Báo Giáo dục và Thời đại.
    3. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên: Báo cáo thăm dò dư luận xã hội
    quý III năm 2010
    4. Nguyễn Thanh Bình (2008)- Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
    NXB Đại học Sư phạm.
    5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)- Đổi mới quản lí hệ thống giáo dục đại
    học giai đoạn 2010- 2012, NXB Giáo dục Việt Nam.
    6. C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập (2004), tập 23, trang 480, NXB
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Cơ sở lí luận của khoa học giáo dục (1984), trang 22- Trường Cán bộ
    quản lí giáo dục và đào tạo.
    8. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên- Niên giám thống kê tỉnh Thái
    Nguyên năm 2010
    9. Vũ Dũng (2006)- Giáo trình Tâm lí học quản lí, NXB Đại học Sư
    phạm.
    10. Đại học Thái Nguyên: Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế quản lí
    HSSV ngoại trú của Tỉnh Thái Nguyên
    11. Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
    khoá XVI, nhiệm kì 2010- 2015.
    12. Giáo dục những lời tâm huyết (2006), NXB Thông tấn.
    13. Phạm Minh Hạc (2005)- Tuyển tập tâm lí học, NXB Chính trị quốc
    gia.
    14. Phạm Minh Hạc (1996)- Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo
    dục, trang 71, NXB Giáo dục.
    15. Bùi Minh Hiền, chủ biên (2006)- Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư
    phạm.
    16. Hiến pháp năm 1992, Luật Giáo dục (2005), Luật Cư trú năm 2006,
    Nghị định, thông tư, chỉ thị, quy chế, quyết định về quản lí hành
    chính nhà nước, quản lí công dân, quản lí HSSV ngoại trú.
    17. Nguyễn Cảnh Hoan, chủ biên (2006)- Tập bài giảng Khoa học quản lí,
    NXB Lao động- Xã hội.
    18. Trần Kiểm (2004)- Khoa học quản lí giáo dục
    19. Nguyễn Đức Lợi, chủ biên (2008)- Giáo trình khoa học quản lí, NXB
    Tài chính.
    20. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 5, trang 375- NXB Chính trị quốc
    gia.
    21. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 12 trang 404, NXB Chính trị quốc
    gia, Hà Nội, .
    22. Lục Thị Nga (2008)- Những tình huống thường gặp trong quản lí
    trường học, NXB Giáo dục.
    23. Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục (1997)- Trường Cán bộ
    Quản lí giáo dục và Đào tạo.
    24. Phạm Hồng Quang (2006)- Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
    của sinh viên sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.
    25. Phạm Hồng Quang (2006)- Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục.
    26. Tạp chí Giáo dục.
    27. Tạp chí Khoa học giáo dục.
    28. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng, đồng
    chủ biên (2006)- Quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng từ 1986
    đến nay, NXB Chính trị quốc gia
    29. Nguyễn Phú Trọng, chủ biên (2008)- Đổi mới và phát triển ở Việt Nam
    - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.
    30. Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo (1984)- Cơ sở lí luận của
    khoa học giáo dục, trang 22.
    31. Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 10 năm
    thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
    (2000-2010).
    32. Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tình hình, kết quả
    công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội
    năm 2010.
    33. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết
    15 năm Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
    khu dân cư (1995-2010).
    34. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
    phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (2000-2010).
    35. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 15 năm
    Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
    dân cư (1995-2010).
    36. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện
    Quy chế quản lí HSSV ngoại trú và công tác bảo vệ an ninh- trật tự
    trong trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
    37. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam:
    khóa VII, khóa VIII, khóa IX, khóa X, khóa XI.
    38. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
    39. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...