Thạc Sĩ Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNGTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÍ THƯỜNG KIỆT THÀNH PHỐ BẮC NINH, BẮC NINH

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 3
    6. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Những đóng góp của đề tài . 6
    9. Cấu trúc của luận văn . 6
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO
    DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 7
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
    1.1.1. Trên thế giới . 7
    1.1.2. Ở Việt Nam . 10
    1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
    1.2.1 . Khái niệm quản lý và biện pháp quản lý 12
    1.2.1.1. Khái niệm quản lí . 12
    1.2.1.2. Khái niệm biện pháp quản lý 14
    1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý trường học . 14
    1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục . 14
    1.2.2.2 . Khái niệm quản lý trường học . 16
    1.2.3. Hoạt động giáo dục và hoạt động GDNGLL; Quản lý hoạt động giáo
    dục ngoài giờ lên lớp 17
    1.2.3.1. Hoạt động giáo dục 17
    1.2.3.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 18
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    165
    1.2.3.3. Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 20
    1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông 21
    1.3.1. Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL ở trường THPT 21
    1.3.1.1 Vị trí của HĐGDNGLL ở trường THPT 21
    1.3.1.2. Vai trò của HĐGDNGLL ở trường THPT . 23
    1.3.2. Nội dung của chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT . 25
    1.3.3. Đặc điểm của chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT 26
    1.3.3.1. HĐGDNGLL ở trường THPT được cấu trúc theo chủ đề của mỗi
    tháng và chủ đề hoạt động hè . 26
    1.3.3.2. Mức độ, yêu cầu của HĐGDNGLL được nâng cao hơn so với yêu cầu
    ở bậc THCS . 28
    1.3.3.3. Nội dung các chủ đề HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng, đề cập
    đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, của đất nước và những vấn đề l iên
    quan đến thế giới 29
    1.3.3.4. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL 29
    1.4. Quản lý các HĐGDNGLL ở trường THPT . 31
    1.4.1. Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL . 31
    1.4.2. Quản lý đội ngũ GVCN thực hiện HĐGDNGLL ở các lớp . 32
    1.4.3. Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn thực hiện HĐGDNGLL 38
    1.4.4. Quản lý về việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài
    nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL . 38
    1.4.5. Quản lý việc tham gia HĐGDNGLL của đội ngũ cán bộ lớp và HS
    thông qua đội ngũ GVCN, cán bộ Đoàn. 39
    1.4.6. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho HĐGDNGLL 40
    1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL 42
    1.5. Các yếu tố chi phối việc quản lí HĐGDNGLL ở trường THPT 43
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    166
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
    LÊN LỚP VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNGTRƯỜNG THPT LÍ T
    HƯỜNG KIỆT – TRƯỜNG THPT LÍ NHÂN TÔNG – TRƯỜNG THPT
    NGUYỄN VĂN CỪ – TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ II TỈNH BẮC
    NINH 49
    2.1. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL cho HS ở trường THPT Lí Thường
    Kiệt; Trường THPT Lí Nhân Tông; Trường THPT Yên Phong số II;
    Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.1. Nhận thức của khách thể nghiên cứu về vai trò của HĐGDNGLL 49
    2.1.2. Thực trạng của công tác tổ chức HĐGDNGLL cho HS ở các trường
    THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông ; Nguyễn Văn Cừ,: Yên Phong số
    II- Bắc Ninh 59
    2.2. Thực trạng biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các
    trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông; Yên Phong số II; Nguyễn
    Văn Cừ - Bắc Ninh 77
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng 85
    2.3.1 Đánh giá chung về thực trạng 85
    CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL CỦA
    HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÍ THƯỜNG KIỆT - BẮC NINH . 90
    3.1 Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL . 90
    3.1.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
    và Cha mẹ HS về vị trí, vai trò và tác dụng của HĐGDNGLL trong việc hình
    thành và phát triển nhân cách cho các em . 90
    3.1.2. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ quản lý và tổ chức HĐGDNGLL giỏi về
    chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao 94
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    167
    3.1.3. Biện pháp 3: Phát huy tối đa vai trò chủ thể của HS trong
    HĐGDNGLL 102
    3.1.4. Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hiệu quả CSVC kỹ thuật, tài
    chính cho HĐGDNGLL. 106
    3.1.5. Biện pháp 5: Tăng cường Phối hợp các lực lượng giáo dục trong
    việc tổ chức HĐGDNGLL 109
    3.1.6. Biện pháp 6: Trao đổi kinh nghiệm quản lý và tổ chức HĐGDNGLL giữa
    các trường 114
    3.1.7.Biện pháp 7 : Đa dạng hóa các môi trường, hình thức tổ chức hoạt
    động GDNGLL . 117
    3.1. 8. Biện pháp 8: Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL 120
    3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất . 123
    3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 126
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
    1. KẾT LUẬN 130
    2. KIẾN NGHỊ . 131
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 134
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc cũng như của toàn thể nhân
    loại ngày càng khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với kinh tế xã hội.
    Giáo dục tác động đến toàn bộ cấu trúc, các bộ phận hợp thành của xã hội, do
    vậy Giáo dục là một động lực thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
    xã hội nhanh chóng và bền vững. Ngày nay, xã hội loài người bước sang thời
    đại văn minh hậu Công nghiệp, cho nên con người vừa là mục tiêu, vừa là
    động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó, các quốc gia trên thế
    giới đều hướng tới sự phát triển con người. Đó là những con người năng
    động, toàn diện, thích ứng cao với mọi yêu cầu, hoàn cảnh xã hội.
    Trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đất nước, Đảng và nhà nước ta đã
    xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là con đường cơ bản để CNHHĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII cũng
    đã chỉ rõ: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục là nhằm xây dựng
    con người mới, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm
    năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính
    tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ”[26].
    Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt “ Nhân cách HS được hình thành theo hai con
    đường cơ bản: Con đường dạy học và con đường HĐGDNGLL” [14]. Vì vậy,
    việc tổ chức HĐGDNGLL là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và
    không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nhân cách cho HS.
    HĐGDNGLL thực chất là một bộ phận rất cơ bản, quan trọng của kế hoạch
    giáo dục trong trường THPT, đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ
    học, là sự kết nối bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, là con
    đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và
    hành động, giữa qúa trình dạy học và quá trình giáo dục, nhằm thực hiện
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    nguyên lý giáo dục: “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
    xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục
    gia đình và xã hội” [24]. Đặc biệt là tạo ra môi trường thân thiện nhằm thúc
    đẩy học sinh hứng thú, sây mê học tập. Nhận thức rõ tầm quan trọng của
    HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện HS, nên ngày 19/11/2002 Bộ
    GD&ĐT đã ban hành quyết định số 47/2002/QĐ - Bộ GD &ĐT quyết định
    chính thức đưa HĐGDNGLL vào kế hoạch dạy học và giáo dục ở các trường
    THCS và THPT được bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 với số tiết và chủ đề
    qui định kèm theo cho từng khối lớp.
    Theo quyết định trên Sở GD& ĐT tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện
    đưa HĐGDNGLL vào các trường THPT trên toàn tỉnh nói chung và trường
    THPT Lí Thường Kiệt nói riêng. Tuy nhỉên trong quá trình thực hiện có một
    bộ phận cán bộ quản lí, một số giáo viên và học sinh cũng như cha mẹ HS
    chưa nhận thức đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL, những hoạt động này còn
    được coi là hoạt động phụ khoá, mất thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động
    học tập nên còn bị xem nhẹ, coi thường và bỏ qua. Bên cạnh đó dù vẫn thực
    hiện theo quy định của chương trình song nhiều GVCN không mấy hứng thú,
    không chủ động, tự giác xây dựng các hoạt động giáo dục NGLL bởi công
    việc đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức trong khi chế độ thanh toán, đãi
    ngộ vẫn chưa được cải tiến, sửa đổi phù hợp; Bên cạnh đó, một số GVCN
    còn hạn chế về năng lực tổ chức chỉ đạo hoạt động cho HS, hơn nữa kinh phí tổ
    chức HĐGDNGLL cũng là một khó khăn đáng kể cho các trường THPT, nhà
    trường phải hoàn toàn tự túc vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức
    HĐGDNGLL lại rất tốn kém. Mặt khác, vẫn có nhiều HS không tự giác, tích cực
    tham gia vào các HĐGDNGL do giáo viên chủ nhiệm và nhà trường tổ chức.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lí
    HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt thành phố
    Bắc Ninh – Bắc Ninh”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng
    Trường THPT Lí Thường Kiệt - Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh và một
    số trường THPT khác trong tỉnh, đề xuất một số biện pháp quản lí
    HĐGDNGLL của trường THPT Lí Thường kiệt tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng
    cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục
    trong thời kỳ mới.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động quản lý HĐGDNGLL
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu
    trưởng một số trường THPT Tỉnh Bắc Ninh.
    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lý HĐGDNGLL của một số trường THPT Tỉnh Bắc Ninh
    (thuộc địa bàn nghiên cứu) trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
    đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều hạn chế nhất định cần khắc phục. Nguyên
    nhân của thực trạng đó là do chưa có các biện pháp quản lý phù hợp. Nếu xây
    dựng được các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng THPT một
    cách khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường sẽ góp phần nâng cao
    hiệu quả HĐGDNGLL, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục cho trường
    THPT Lí Thường Kiệt- Bắc Ninh cũng như các trường khác của tỉnh trong
    các năm học tới.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài như lý luận về quản lý, biện pháp
    quản lý giáo dục, quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT.
    5.2 Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu
    trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông - Thành phố Bắc
    Ninh và Trường THPT Yên Phong số II - Huyện Yên Phong; Trường
    THPT Nguyễn Văn Cừ - Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân
    của thực trạng đó.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của trường THPT
    Lí Thường Kiệt - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.
    6. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
    6.1 Địa bàn nghiên cứu
    Tính đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh có 34 trường THPT trong đó có 23
    trường Quốc lập; 11trường Dân lập (không kể các trung tâm GDTX). Trong
    điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ khảo sát thực trạng quản lí hoạt động
    GDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông;
    Yên Phong số II; Nguyễn văn Cừ. Từ đó, đề xuất biện pháp quản lí
    HĐGDNGLL của hiệu trưởng TrườngTHPT Lí Thương Kiệt - TP Bắc Ninh -Tỉnh Bác Ninh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong việc quản lí
    HĐGDNGLL của nhà trường trong những năm học tiếp theo.
    6.2 Thời gian nghiên cứu khảo sát
    Đề tài đi nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lí HĐGDNGLL của hiệu
    trưởng các trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông; Yên Phong số II;
    Nguyễn Văn Cừ qua cỏc năm học: 2008 - 2009: 2009 – 2010 và 2010 – 2011
    nhằm có đánh giá sát thực về công tác chỉ đạo, quản lí HĐGDNGLL của nhà
    trường . Đồng thời qua đây rút ra được những kinh nghiệm, bài học và biện
    pháp quản lí tốt hơn cho trường mỡnh ở cỏc năm học tiếp theo.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, sách báo, luận văn .
    có nội dung liên quan dến đề tài nghiên cứu, để từ đó phân tích, tổng hợp và
    khái quát những vấn đề cơ bản làm cơ sở lí luận cho đề tài.
    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng công tác quản lí
    HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT, nguyên nhân của thực trạng
    đó.
    7.2.2. Phương pháp đàm thoại
    Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số thông tin qua cán bộ
    quản lí các cấp, các GVCN, cán bộ Đoàn, PHHS và HS , để giúp cho việc
    phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, đồng thời nhằm tăng thêm tính
    khách quan của các kết quả thu được bằng các phương pháp khác.
    7.2.3. Phương pháp quan sát
    Chúng tôi tiến hành quan sát quá trình chỉ đạo của nhà trường; công tác tổ
    chức, công tác chuẩn bị của các GVCN, cán bộ Đoàn, đồng thời quan sát việc
    tổ chức, thực hiện các HĐGDNGLL của họ nhằm thu thập thêm các cứ liệu
    để làm rõ thực trạng các biện pháp quản lí HĐGDNGLL và nguyên nhân của
    nó.
    7.2.4. Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập ý kiến về kinh
    nghiệm quản lí của các chuyên gia để từ đó xây dựng, bổ sung và hoàn thiện
    các biện pháp quản lí HĐGDNGLL cho sát với thực tế, sát với đối tượng .
    7.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin và đánh giá
    Sử dụng một số công thức toán học để xử lí số liệu khảo sát, thực nghiệm
    nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu một cách chính xác hơn.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    8. Những đóng góp của đề tài
    Phát hiện được thực trạng biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở trường
    THPT Lí Thường Kiệt - TP Bắc Ninh; trường THPT Yên Phong số 2 - Huyện
    Yên Phong; trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Huyện Từ Sơn; trường THPT Lí
    Nhân Tông - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.
    Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng quản lí
    HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt - Bắc Ninh.
    9. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
    Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt, trường THPT Lí Nhân Tông,
    trường THPT Nguyễn Văn Cừ, trường THPT Yên phong số II tỉnh Bắc Ninh
    Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
    Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    7
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
    GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.1.1. Trên thế giới
    Như chúng ta đã biết, mục tiêu cuối cùng của giáo dục là phát triển
    toàn diện nhân cách của người được giáo dục. Muốn đạt được mục tiêu
    giáo dục nêu trên thì giáo dục không chỉ dừng lại ở các giờ học trên lớp mà
    phải mở rộng ra các HĐGDNGLL. Không chỉ bó hẹp trong không gian lớp
    học, nhà trường mà phải mở rộng ra xã hội. Tham gia vào HĐGDNGLL, HS
    không chỉ là khách thể, mà còn là chủ thể của quá trình giáo dục. Việc giáo dục
    không chỉ diễn ra trên lớp, trong nhà trường, mà còn phải thực hiện ở ngoài
    lớp, ngoài nhà trường theo phương thức kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia
    đình và xã hội thông qua các hình thức như: Học tập, lao động, vui chơi giải trí,
    sinh hoạt ngoài trời, tham quan, diễn đàn câu lạc bộ . Trong lịch sử, những nhà
    giáo dục tiêu biểu cho các thời kì lịch sử từ cổ đại đến hiện đại luôn thể hiện
    quan điểm giáo dục của mình: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
    động sản xuất, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội.
    Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên), một triết gia, một nhà giáo dục
    lỗi lạc của đất nước Trung Hoa cổ đại, Ông quan niệm học phải gắn với hành.
    Ông khẳng định: “ Đọc thuộc 300 thước kinh thư giỏi, giao cho việc hành
    chính không làm được, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học
    kiểu như vậy chẳng có ích gì ”.
    Thomas More (1478 - 1535), nhà giáo dục không tưởng người Đức đã
    đánh giá rất cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã hội, nên
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    8
    trong việc giáo dục con người cần thực hiện kết hợp giáo dục nhà trường với
    giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục trong lao động và giáo dục xã hội [20].
    J.A.Cômenxki [10] (1592 - 1670) được coi là “ Ông tổ của nền sư phạm
    cận đại ” đã có nhiều đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới. Trong
    thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hungari, Ông đã rất coi trọng HĐGDNGLL
    đối với HS. Ông cho HS tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ
    sâu sắc những nội dung cần thiết. Ông thấy rằng những chàng trai thường
    ngày so đo, rụt rè ngại giao tiếp, phát biểu trước đám đông nay ra trước công
    chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh, những con người mới mấy tuần lễ trước
    còn đọc câu ngắc ngứ bây giờ đã có thể nói một đoạn độc thoại dài mà không
    phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm hùng hồn đầy tính thuyết phục. ở
    thời đó Cômenxki đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở
    rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dạy và phát huy những khả
    năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện nhân cách cho HS. Ông đã chứng minh cho
    quan điểm giáo dục mới đầy thuyết phục này và khẳng định: “ Học tập không
    chỉ là lĩnh hội kiến thức trong sách vở, mà còn là lĩnh hội kiến thức từ bầu
    trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ ” [6; 93].
    Pétxtalôzi (1746 - 1827) một nhà giáo dục lớn của Thuỵ sĩ và thế giới ở
    cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX, với lòng nhân ái sâu sắc ông muốn cứu vớt
    trẻ em mồ côi, bất hạnh hay con nhà nghèo bằng con đường giáo dục thông qua
    thực nghiệm. Đó là việc ông xây dựng ra những “ trại mớ ”, ở đây trẻ em vừa
    được học văn hoá, vừa được lao động ở ngoài lớp, ngoài trường học. Ông cho
    rằng HĐGDNGLL không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là con đường giáo
    dục toàn diện HS [22].
    Robert Owen (1771 - 1858), một nhà giáo dục lớn, một nhà xã hội theo
    chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷ XIX muốn cải tạo xã hội bằng con đường
    giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục trong công xưởng của ông ở nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...