Thạc Sĩ Biện pháp phòng, chống tham nhũng của một số triều đại Phong kiến nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà Bác học Lê Quý Đôn có nói đến 5 nguy cơ mất nước nếu không ngăn chặn được, đó là : “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”, như vậy có thể nói không phải trong xã hội đương đại ngày nay, chúng ta mới bàn đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, mà ngay từ những thời đại phong kiến, ông cha ta đã chú trọng đến vấn đề này và xem đó là một trong những nguy cơ có thể làm mất nước.
    Vậy thì tham nhũng là gì? Mặc dù hiện nay chưa có những định nghĩa thống nhất với nhau giữa các nước trên thế giới, nhưng chúng ta có thể hiểu “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, ”.
    Theo Luật phòng chống tham nhũng của Việt nam thì có đến 12 hành vi tham nhũng được nêu tên cụ thể :
    1. Tham ô tài sản.
    2. Nhận hối lộ.
    3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
    4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
    5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
    6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
    7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
    8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
    9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
    10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
    11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
    12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
    Vì tính chất đặc thù và quan trọng cho nên tham nhũng được xem là một tệ nạn nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, làm băng hoại đạo đức xã hội, phẩm giá đạo đức con người, đe doạ sự tồn vong của chế độ. Hiện nay, nạn tham nhũng được đánh giá là ngày càng nghiêm trọng cả về phạm vi và quy mô, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, khó lường. Nếu không có những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sẽ trở thành căn bệnh trầm kha, gây bức xúc trong nhân dân, Đảng ta đã chỉ rõ, tham nhũng là một trong những nguy cơ làm mất lòng tin của dân với Đảng và Nhà nước.
    Tham nhũng đã trở thành quốc nạn và là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác. Thông qua những biện pháp chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam ở các thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê và nhà Nguyễn với mong muốn từ đó rút ra kinh nghiệm sâu sắc để phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

    Chương I: Các chính sách, biện pháp phòng, chống tham nhũng của một số triều đại phong kiến:

    Ứng với mỗi triều đại khác nhau là những bộ máy tổ chức hành chính khác nhau với những chính sách, biện pháp phòng, chống tham nhũng như :
    1. Các chính sách của nhà Lý:
    Trong các bộ luật cũng như trong các văn bản pháp luật khác của các triều đại phong kiến đều có những quy định nghiêm cấm các hành vi mà quan lại không được làm:
    - Không được tham lam, vơ vét của cải của dân;
    - Quan lại không được nhận hối lộ, nếu nhận thì tuỳ theo số lượng tiền mà trị tội;
    - Quan thu thuế không được ẩn lậu;
    - Không được phép lợi dụng việc công để mưu lợi việc riêng;
    - Nghiêm cấm việc vì tình riêng, vì nhận hối lộ mà tiến cử người kém tài, kém đức;
    - Các quan xét xử phải giữ phép công bằng, không được nhận đút lót mà làm sai, để có người bị oan uổng.
    Trong tất cả các trường hợp, các hành vi tham nhũng đều bị xử lý rất nghiêm khắc bất kể kẻ tham nhũng là quan lại hay là người trong hoàng tộc. Ngay từ thời nhà Lý đã có những quy định cụ thể về việc trừng trị những hành vi tham ô, ăn trộm của công. Trong quy định về thể lệ thu thuế có định rõ, các quan lại thu thuế của nhân dân, ngoài mười phần đóng vào kho nhà nước, được thu riêng một phần gọi là 'hoành đầu'. Kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm ( .) Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lễ lấy lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng; một tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10 năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...