Tiến Sĩ Biện pháp phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng từ
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với nhiệm vụ đổi mới toàn diện về
    kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo; trong đó, đổi mới sự
    nghiệp giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để thực
    hiện đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư mở rộng
    mạng lưới các trường học, các cấp học, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo,
    tạo điều kiện thuận lợi để người học được đến trường. Phổ cập giáo dục được
    tiến hành thực hiện ở nhiều cấp học khác nhau và đã thu được những kết quả
    đáng kích lệ trong cả nước. Trong đó, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
    tuổi đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi trẻ em được tiếp cận với giáo
    dục mầm non sớm sẽ thúc đẩy quá trình học tập, phát triển về thể chất, nhân
    cách, trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo, nhất là trẻ 5 tuổi - thời kỳ có tính quyết
    định để tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai.
    Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: Phải đổi mới sự
    nghiệp giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện phổ cập giáo
    dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đúng độ tuổi, đảm bảo chất lượng và bền
    vững, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
    em năm tuổi trên cả nước. Do vậy, để xã hội giáo dục, nâng cao dân trí, Bộ
    Chính trị ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW (5/12/2011) về phổ cập giáo dục
    mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện Chỉ thị này, các địa phương trong cả nước
    tập trung công tác chỉ đạo tiến hành chăm lo phát triển Giáo dục Mầm non,
    mở rộng hệ thống nhà trẻ và các trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư,
    đảm bảo cho trẻ 5 tuổi đều được đến trường học tập, vui chơi.
    Đồng Văn là một huyện vùng cao, núi đá, nhiều dân tộc (có 17 dân tộc),
    kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp và không đồng đều; một số tập
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    tục lạc hậu vẫn tồn tại dai dẳng trong sản xuất và đời sống của bộ phận đồng
    bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ đói nghèo còn cao. Song, để đẩy mạnh công tác
    giáo dục ở nơi đây, Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XIX (2010) đã
    xác định: Mục tiêu phấn đấu của huyện Đồng Văn sẽ hoàn thành và đạt chuẩn
    Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào năm 2015.
    Thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ, chính quyền huyện Đồng Văn - tỉnh
    Hà Giang đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ Phổ cập giáo
    dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; trong đó, có các giải pháp quản lý công tác
    Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng bào dân tộc
    thiểu số. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố
    gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn,
    nhất là sự phấn đấu tích cực của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện trong quá
    trình quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho
    trẻ em năm tuổi tại địa phương.
    Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh
    tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và
    Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Văn đã có nhiều chủ trương, giải pháp hỗ trợ
    phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này. Nhưng là huyện khó khăn nhất của
    tỉnh và cũng là 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, nhiều dân tộc, kinh
    tế chậm phát triển nên sự đầu tư còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, do những tập
    quán lạc hậu của đồng bào như: đông con, tảo hôn, thiếu vốn, thiếu kiến thức
    làm ăn và ngôn ngữ “bất đồng” (chủ yếu dùng tiếng Mông), cùng với tư
    tưởng bằng lòng với cuộc sống vốn có đã khiến cho đồng bào dân tộc thiểu số
    ở Đồng Văn dần dần lạc hậu hơn so với sự phát triển chung của nhiều nơi của
    tỉnh Hà Giang.
    Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21,
    Đại hội XIX Đảng bộ huyện Đồng Văn đã đề ra nhiệm vụ Phổ cập giáo dục
    mầm non cho trẻ em năm tuổi huyện Đồng Văn giai đoạn 2010 - 2015; mục
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    tiêu: Hoàn thành Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào năm
    2015, duy trì và giữ vững thành quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu
    học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, tiến tới phổ
    cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học; với trách nhiệm
    của người tham gia quản lý Nhà nước về lĩnh vực Giáo dục ở địa phương, tôi
    lựa chọn đề tài: “Biện pháp phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
    ở huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng Phổ cập giáo dục
    mầm non, đề xuất các biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
    tuổi ở vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng
    bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng
    bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng
    bào dân tộc thiểu số hiện nay gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do
    điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và thiếu các biện pháp phù hợp. Nếu đề xuất
    được các biện pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, thì công tác
    Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng bào dân tộc
    thiểu số huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang sẽ thành công và duy trì bền vững.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    5.1. Phổ cập giáo dục
    mầm non cho trẻ em năm tuổi.
    5.2. Khảo sát thực trạng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
    tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    5.3. Đề xuất các biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
    tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    5.4. Tổ chức khảo nghiệm đề đánh giá tính cần thiết và khả thi của các
    biện pháp đề xuất.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
    vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    6.2. Giới hạn khách thể điều tra
    Điều tra phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn 19
    xã, thị trấn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí
    thuyết; Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết . nhằm thu thập những
    căn cứ, những thông tin khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
    nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Sử dụng các phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp trò
    chuyện, phỏng vấn, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia . để thu
    thập các thông tin thực tiễn làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
    phụ lục, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn được trình bày trong 3
    chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp phổ cập giáo dục mầm non
    cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    - Chương 2: Thực trạng về công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
    em năm tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn tỉnh
    Hà Giang
    - Chương 3: Biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
    ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
    - Kết luận và kiến nghị



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn .ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các ký hiệu viết tắt . iv
    Danh mục các bảng v

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu . 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4
    6.2. Giới hạn khách thể điều tra 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận . 4
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
    7.3. Phương pháp bổ trợ 4
    8. Cấu trúc luận văn 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHỔ CẬP
    GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI Ở VÙNG
    ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 6
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 6
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước . 6
    1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
    1.2.1. Giáo dục mầm non 9
    1.2.2. Phổ cập giáo dục . 10
    1.2.3. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi 11
    1.2.4. Biện pháp phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 11
    1.3. Những quy định pháp lý đối với công tác phổ cập giáo dục mầm non ở
    Việt Nam . 11
    1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non . 15
    1.3.1. Tầm quan trọng của phổ cập giáo dục mầm non 15
    1.3.2. Ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non . 17
    1.4. Tính cấp thiết của phổ cập giáo dục mầm non đối với việc phát triển
    vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay.
    1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho
    trẻ em 5 tuổi ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam . 20
    1.6. Kinh nghiệm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi của các
    nước trên thế giới . 23
    Kết luận chương 1 . 26
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO
    TRẺ EM NĂM TUỔI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
    HUYỆN ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG . 27
    2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục
    của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 27
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Văn 27
    2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội của huyện Đồng Văn 28
    2.1.3. Tình hình giáo dục hiện nay của huyện Đồng Văn . 30
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    2.2. Thực trạng công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở
    vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn 39
    2.2.1. Thực trạng công tác chỉ đạo Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm
    tuổi ở huyện Đồng Văn . 40
    2.2.2. Thực trạng công tác phát triển trường lớp, huy động trẻ đến trường . 45
    2.2.3. Thực trạng về nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục đối với các
    lớp mầm non 5 tuổi ở huyện Đồng Văn 50
    2.2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
    cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non 53
    2.2.5. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học . 58
    2.3. Nhận xét chung về thực trạng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
    năm tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn giai đoạn
    2011-2014 62
    2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn 62
    2.3.2. Đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở
    vùng đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn 67
    2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và một số bài học kinh nghiệm 72
    Kết luận chương 2 . 74
    CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO
    TRẺ EM NĂM TUỔI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
    HUYỆN ĐỒNG VĂN – TỈNH HÀ GIANG 75
    3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
    tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
    Giang . 75
    3.2. Các biện pháp PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi ở vùng đồng bào dân tộc
    thiểu số huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang . 76
    3.2.1. Tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo PCGD với chính quyền địa
    phương trong công tác phổ cập giáo dục mầm non 76
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ PCGDMN
    nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh và cán bộ làm công
    tác phổ cập giáo dục 77
    3.2.3. Làm tốt công tác huy động trẻ đến lớp, nâng cao chất lượng chăm
    sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non nhằm đảm bảo phổ cập giáo
    dục bền vững . 79
    3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
    tham gia công tác phổ cập giáo dục mầm non . 82
    3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, bảo đảm ngân sách
    cho các lớp mầm non năm tuổi 84
    3.2.6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội
    trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi . 86
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
    87
    3.4.1. Về khách thể điều tra . 87
    3.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp . 88
    Kết luận chương 3 . 93
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
    1. Kết luận . 94
    2. Kiến nghị . 95
    Hà Giang và Ủy ban nhân dân huyện
    Đồng Văn . 95
    Đ . 95
    2.3. Đối với huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn 96
    2.4. Đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Văn . 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC .
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1. Tình hình lớp học dành cho trẻ em 5 tuổi năm học 2012 - 2014 . 45
    Bảng 2.2. Tình hình huy động trẻ 5 tuổi đến trường năm học 2012 - 2014 . 49
    Bảng 2.3. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi năm học 2012 - 2014 . 51
    Bảng 2.4. Tình hình biên chế Nhà nước và trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ
    quản lý GVMN huyện Đồng Văn, Hà Giang năm học 2012 - 2014 . 55
    Bảng 2.5. Tình hình biên chế nhà nước và trình độ của đội ngũ giáo viên
    mầm non ở huyện Đồng Văn năm học 2012 - 2014 57
    Bảng 2.6. Tình hình thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cho lớp mẫu giáo 5 tuổi ở
    huyện Đồng Văn năm học 2012 - 2014 . 59
    Bảng 2.7. Tình hình sân chơi và bếp ăn, công trình vệ sinh phục vụ cho trẻ
    Mầm non huyện Đồng Văn năm học 2012 - 2014 . 60
    Bảng 3.1. Khách thể điều tra . 92
    Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp . 88
     
Đang tải...