Luận Văn Biện pháp phát triển Văn hóa Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DN : Doanh nghiệp
    KH : Khách hàng
    CB_CNV : Cán bộ công nhân viên
    VHDN : Văn hóa doanh nghiệp
    PR : Public Relations
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    XH : Xã hội
    KH : Khách hàng
    NV : Nhân viên
    LĐ : Lao động



    DANH SÁCH CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị chính. 37
    Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự. 38
    Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán 2010-2011. 40
    Bảng 2.3: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Hoàng Tống năm 2010-2011 43





    DANH MỤC HÌNH VẼ
    Hình 1.1: Bốn nhóm nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. 20
    Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Hoàng Tống. 33




    MỞ ĐẦU

    Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề đang được bàn luận sôi nổi của các chuyên gia kinh tế và những nhà kinh doanh hiện nay. Nó được xem là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp và có tầm quan trọng lớn đối với không chỉ công ty mà đối với cả nền kinh tế nói chung.
    Vậy có nên đặt vấn đề xây dựng và phát triển một môi trường văn hoá riêng gọi là văn hoá doanh nghiệp hay không? Biện pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp đó như thế nào? Làm thế nào để hiểu rõ và nhận thức được một cách sâu sắc về văn hóa của doanh nghiệp?
    Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp trẻ của nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, chưa chú ý tới việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá đặc thù cho doanh nghiệp của mình và quan trọng hơn hết đó là nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của con người thì chưa thực sự phát triển.
    Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Thời cơ có nhiều, nhưng thách thức cũng rất lớn. Đó là nguy cơ tụt hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp, sự tụt hậu về trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động dẫn đến sự suy yếu của sản phẩm dịch vụ, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm, thay đổi công nghệ, mà không quan tâm đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hoá cho các thành viên trong công ty, nên cán bộ lãnh đạo vẫn quản lý tồi, công nhân lại không phát huy được công suất, hiệu quả của công nghệ mới Thậm chí, có những doanh nghiệp máy móc nhập về vài năm mà vẫn không vận hành được. Đáng chú ý là hàm lượng văn hoá thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng và doanh nghiệp với xã hội đã cản trở rất nhiều đến sự bền vững của các doanh nghiệp.
    Khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, sản phẩm kinh doanh trở nên bão hòa thì yếu tố quan trọng và quyết định để khách hàng lựa chọn sẽ và nên sử dụng sản phẩm nào và của công ty nào đó chính là văn hóa doanh nghiệp - tài sản vô hình - sức mạnh và ưu thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong cạnh tranh và phát triển những lợi thế khác biệt đối với đối thủ. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với rất nhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức – phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế.
    Ngành xây dựng công trình dân dụng, sản xuất lắp đặt các loại kính, cửa nhựa cao cấp, trang trí nội, ngoại thất, là những ngành đang có sự cạnh tranh rất lớn trên phạm vi nước ta nói chung, ở địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Công ty cổ phần Hoàng Tống cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt đó.
    Công ty Cổ Phần Hoàng Tống là một điển hình trong việc xây dựng và phát triển cho mình một lợi thế riêng về văn hóa. Công ty đã có một số chuẩn mực về văn hóa tương đối đầy đủ với những quy tắc ứng xử, làm việc trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện, phát triển và làm việc theo những tiêu chí văn hóa đó của đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn còn lơ là và chưa được chú trọng.
    Nhận thấy được những vấn đề còn tồn tại trên, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của mỗi công ty, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Biện pháp phát triển Văn hóa Doanh nghiệp”
    Tuy nhiên, văn hoá doanh nghiệp là một phạm trù rộng lớn có nhiều mối quan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, thảo luận trong thời gian tới. Cho nên đề tài của em có thể có nhiều hạn chế nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các thầy cô và các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn!



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1]. Th.s Hồ Nguyên Khoa, Trường Đại học Duy Tân (2009), “Khởi sự doanh nghiệp”
    [2]. Th.s Đỗ Thụy Lan Hương, Khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2008, “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”
    [3]. Luận văn sinh viên Phùng Quang Thái, K41 Khoa QTKD, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, "Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại Ngân Hàng Cổ Phần Thương chi nhánh Huế"
    [4]. Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại học văn hóa Hà Nội
    [5]. Tạp chí nghiên cứu kinh tế Châu Âu
    [6]. Các Website:
    www.doanhnhan360.com
    www.vnpost.vn
    www.vietnamleader.com
    www.lanhdao.net
    www.*******************.vn
    www.honviet.com.vn


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4
    1.1. Khái quát về Doanh nghiệp. 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Phân loại doanh nghiệp. 5
    1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức sở hữu. 5
    1.1.2.2. Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu. 7
    1.1.2.3. Căn cứ vào quy mô của Doanh nghiệp. 9
    1.1.2.4. Căn cứ mục tiêu hoạt động. 9
    1.1.2.5. Căn cứ lĩnh vực kinh doanh. 9
    1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp. 10
    1.2. Văn hóa doanh nghiệp. 11
    1.2.1. Khái niệm văn hóa. 11
    1.2.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp. 12
    1.2.2.1. Khái niệm 12
    1.2.2.2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp. 14
    1.2.2.3. Đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp. 16
    1.2.2.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp. 17
    1.2.3. Nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. 20
    1.2.3.1. Nhóm yếu tố giá trị 21
    1.2.3.2. Nhóm yếu tố chuẩn mực. 22
    1.2.3.3. Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp. 23
    1.2.3.4. Nhóm yếu tố hữu hình. 24
    1.2.4. Ý nghĩa của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. 25
    1.3. Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp. 27
    Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TỐNG 30
    2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Hoàng Tống. 30
    2.1.1. Quy trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hoàng Tống. 30
    2.1.2. Chức năng- nhiệm vụ của công ty cổ phần Hoàng Tống. 32
    2.1.2.1. Chức năng của công ty. 32
    2.1.2.2. Nhiệm vụ: 32
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức. 33
    2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 33
    2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 33
    2.2. Tình hình sử dụng nguồn lực tại công ty cổ phần Hoàng Tống. 36
    2.2.1. Cơ sở vật chất 36
    2.2.2. Nhân lực. 37
    2.2.3. Tài chính. 39
    2.2.3.1 Bảng cân đối kế toán 2010-2011. 40
    2.3.2.2. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Hoàng Tống trong năm 2010-2011 43
    2.3. Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Hoàng Tống. 46
    2.3.1. Phân tích thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hoàng Tống 46
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 50
    2.3.2.1. Chưa nhận thức được vai trò của văn hoá trong kinh doanh. 50
    2.3.2.2. Dư luận xã hội còn có quá nhiều áp lực về văn hoá và kinh doanh. 51
    Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 53
    3.1. Phương hướng- mục tiêu của công ty cổ phần Hoàng Tống. 53
    3.1.1. Phương hướng. 53
    3.1.2. Mục tiêu. 53
    3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hoàng Tống. 54
    3.2.1. Văn hóa- xã hội 54
    3.2.2. Kinh tế. 56
    3.2.3. Chính trị- pháp luật 58
    3.2.4. Chiến lược- chính sách của công ty cổ phần Hoàng Tống. 60
    3.3. Biện pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hoàng Tống. 60
    3.3.1. Ban hành các chuẩn mực tại công ty. 61
    3.3.2. Biện pháp về nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý doanh nghiệp. 68
    3.3.3. Giải pháp về nhóm yếu tố chuẩn mực. 70
    3.3.4. Giải pháp về nhóm yếu tố giá trị 70
    3.3.5. Giải pháp về nhóm yếu tố hữu hình. 71
    KẾT LUẬN 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...