Tiến Sĩ Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 3 – 4 tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn . i
    Lời cam đoan . ii
    Danh mục các chữ viết tắt iii
    Mục lục iv
    Danh mục bảng . vi
    Danh mục biểu đồ . vii
    Danh mục các phụ lục viii
    MỞ ĐẦU . . 1
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . . 4
    8. Những đóng góp mới của luận án . 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 7
    1.1.1 Trên thế giới 7
    1.1.2. Ở Việt Nam . . 12
    1.2. Một số khái niệm cơ bản . 14
    1.2.1 Kĩ năng . 14
    1.2.2 Kĩ năng giao tiếp . 16
    1.2.3 Biện pháp phát triển KNGT cho TTK 21
    1.2.4 Giáo dục hòa nhập 22
    1.3 Những vấn đề chung về trẻ Tự kỷ . 23
    1.3.1 Trẻ tự kỷ 23
    1.3.2 Nguyên nhân trẻ Tự kỷ . 25
    1.3.3 Tiêu chí, công cụ chẩn đoán trẻ Tự kỷ 27
    1.3.4 Đặc điểm trẻ Tự kỷ . 31
    1.4 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ . 40
    1.4.1 Ý nghĩa phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 40
    1.4.2 Mục tiêu phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ . 41
    1.4.3 Nội dung phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ 41
    1.4.4 Con đường phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ . 42
    1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ . 42
    Kết luận chương 1 . 47
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ 48
    2.1 Cơ sở thực tiễn biện pháp phát triển KNGT cho trẻ Tự kỷ 48
    2.1.1 Sự phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ Tự kỷ ở Việt Nam . 48
    2.1.2 Vài nét về phát triển KNGT trong chương trình GDMN ở nước ta hiện nay .49
    2.1.3 Thực trạng phát triển KNGT cho trẻ Tự kỷ 3 – 4 tuổi 50
    2.2. Đề xuất biện pháp phát triển KNGT cho TTK 3 - 4 tuổi 70
    2.2.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển KNGT cho TTK 3 – 4 tuổi .70
    2.2.2 Đề xuất biện pháp phát triển KNGT cho trẻ Tự kỷ . 71
    2.2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 99
    Kết luận chương 2 . . 99
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KNGT CHO TRẺ TỰ KỶ 3 – 4 TUỔI 102
    3.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm . . 102
    3.1.1 Mục đích của thực nghiệm . 102
    3.1.2 Nội dung thực nghiệm 102
    3.1.3 Tổ chức thực nghiệm 102
    3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm . 106
    3.2.1 Trường hợp 1: Bé Nh.A . 106
    3.2.2 Trường hợp 2: Bé DA 114
    3.2.3 Trường hợp 3: Bé MĐ . 121
    3.2.4 Trường hợp 4: Bé ĐA . . 128
    3.2.5 Trường hợp 5: Bé DKH . 134
    3.2.6 Một số ý kiến bình luận về 05 trường hợp nghiên cứu . 141
    Kết luận chương 3 145
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147
    1. Kết luận 147
    2. Khuyến nghị 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 152
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

    Tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Hiện nay Tự kỷ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỉ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trẻ Tự kỷ được báo cáo xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các dân tộc và nền kinh tế xã hội khác nhau. Ngày 30/3/2012 trên trang tin của Trung tâm phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC - Centers for disease control and prevention) chính thức công bố số liệu thống kê mới về Tự kỷ là hiện cứ 88 trẻ có 1 trẻ được xác định với một rối loạn phổ Tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder); tỷ lệ trẻ trai mắc chứng Tự kỷ cao gấp 5 lần so với bé gái. Tại Mỹ, số trẻ được chẩn đoán mắc chứng Tự kỷ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS cộng lại [116].
    Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân cũng như các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thông qua giao tiếp mà con người tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hoá tinh thần trong nền văn hoá xã hội, các chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách, đạo đức, hành vi, thói quen. Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có kỹ năng giao tiếp (KNGT) mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho trẻ thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em KNGT ngay từ lứa tuổi mầm non. KNGT không phải bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, luyện tập, rèn luyện . Dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với
    mọi người xung quanh, biết tập trung chú ý khi giao tiếp, biết cách tiếp cận và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hằng ngày, biểu đạt những mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và hiểu người khác. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng trong chăm sóc và giáo dục cho trẻ em độ tuổi mầm non cũng như trong công tác can thiệp và giáo dục cho trẻ Tự kỷ.
    Trẻ Tự kỷ có những rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong học tập, vui chơi, hòa nhập cộng đồng. Mức độ Tự kỷ ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau từ nhẹ đến nặng và thời điểm triệu chứng thể hiện ra cũng khác nhau. Nhưng tất cả TTK đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Điều này được thể hiện ở việc
    TTK ít hoặc gần như không có nhu cầu giao tiếp với người khác, thiếu kĩ năng tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, bắt đầu, duy trì, mở rộng hội thoại, hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp điều này không những là khó khăn của riêng bản thân trẻ mà còn là trở ngại đối với người lớn (cha mẹ, thầy, cô ) muốn giao tiếp cùng với trẻ. Những khó khăn trong giao tiếp đã ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển các lĩnh vực khác của trẻ tự kỉ như ngôn ngữ, nhận thức và hòa nhập vào cộng đồng. Do vậy, khắc phục những hạn chế trong giao tiếp, đặc biệt là KNGT cho TTK là một tong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục nhóm trẻ này.
    Trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ TTK ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có những nét đặc trưng. Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi là mốc quan trọng xác định xem trẻ đó có phải là TTK không. Đây là thời điểm quan trọng để Nhà giáo dục đưa ra những biện pháp tác động nhằm hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK, giúp trẻ khắc phục và sửa chữa những khiếm khuyết về giao tiếp để hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu về TTK và giáo dục TTK trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên cả lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội . Các phát hiện mới về TTK và thành tựu trong GD, can thiệp, trị liệu cho TTK được công bố đã giúp cho con người có những hiểu biết hơn về TTK. Song các nhà khoa học vẫn cho rằng khó khăn trong giao tiếp đặc biệt là việc phát triển KNGT là một vấn đề cần được nghiên cứu, tìm kiếm để giúp cho TTK, phụ huynh TTK, giáo viên dạy TTK được hữu ích hơn.
    Ở nước ta vấn đề chăm sóc, giáo dục TTK là một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về TTK chưa nhiều, đặc biệt các nghiên cứu về vấn đề phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK.
    Giáo dục hòa nhập cho trẻ Tự kỉ lứa tuổi mầm non đã được triển khai tại Việt Nam, tuy nhiên giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức và kĩ năng giao tiếp, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. Nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề giao tiếp với TTK cũng rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả giáo dục TTK. Sự bùng nổ, gia tăng số lượng TTK được phát hiện bắt đầu từ những năm 2000 trở lại đây với tỉ lệ đáng kể TTK học tập trong các trường mầm non hòa nhập đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cần nghiên cứu tìm kiếm phương pháp, biện pháp giáo dục cho trẻ, cách thức tác động, giao tiếp với TTK và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong môi trường giáo dục hòa nhập. Vì vậy, luận án nghiên cứu “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK 3 - 4 tuổi” sẽ đi sâu nghiên cứu việc phát triển các kĩ năng giao tiếp cho TTK, góp phần giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong quá trình giáo dục TTK hiện nay, nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục TTK và đóng góp cho sự phát triển của khoa học Giáo dục đặc biệt ở Việt Nam.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng giao tiếp của TTK, luận án đề xuất các biện pháp tác động nhằm góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Tự kỷ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình GD phát triển KNGT cho TTK 3- 4 tuổi.
    - Đối tượng nghiên cứu:Các biện pháp phát triển KNGT cho TTK 3 - 4 tuổi.
    4. Giả thuyết khoa học
    KNGT của TTK còn nhiều hạn chế: tập trung chú ý kém, không biết cách bắt chước lời nói, không biết luân phiên, nghe hiểu nội dung giao tiếp kém, không biết cách sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Nếu xây dựng được các biện pháp phát triển KNGT cho TTK một cách đồng bộ từ gia đình đến nhà trường và xã hội, gắn kết giữa việc can thiệp và giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập cộng đồng, thể hiện, trải nghiệm, luyện tập kỹ năng giao tiếp thì góp phần nâng cao hiệu quả việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ Tự kỷ nói chung cũng như việc phát triển KNGT cho TTK nói riêng.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển kỹ năng giao tiếp của TTK.
    5.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng KNGT của TTK 3 - 4 tuổi; thực trạng các biện pháp giao tiếp của GV với TTK trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học ở trường mầm non. Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KNGT cho TTK,
    làm cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp phát triển KNGT cho TTK 3 - 4 tuổi.
    5.3 Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK 3 - 4 tuổi và tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả giáo dục của các biện pháp.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK 3 - 4 tuổi đang học ở lớp hòa nhập ở trường mầm non (không nghiên cứu trẻ Tự kỷ có đi kèm hội chứng Asperger, rối loạn phân rã, rối loạn phát triển lan tỏa, hội chứng Rett).
    Đề tài được tiến hành điều tra khảo sát thực tế và tổ chức thực nghiệm ở 3 trường mầm non có TTK học hòa nhập. Trường mầm non Yên Hòa, Juskid - Cầu Giấy – Hà Nội, Trường mầm non Hoa Sen - Ba Đình – Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...