Thạc Sĩ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyê

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã phát triển như vũ bão, tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với những thành tựu của các ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng . đã đưa sự phát triển kinh tế sang một giai đoạn mới về chất, giai đoạn kinh tế tri thức. Như vậy, bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp đã có thêm nền kinh tế mới - kinh tế hậu công nghiệp hay còn gọi là kinh tế tri thức. Trước xu thế toàn cầu hoá, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng: “Trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, mục tiêu Giáo dục & Đào tạo là nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đó là mục tiêu khái quát ở cấp độ xã hội. Mục tiêu xã hội được xác định bao gồm hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Mục tiêu này một mặt hướng tới sự phát triển nền văn hóa xã hội, mặt khác giáo dục phải định hướng tới sự phát triển tối đa tiềm năng của từng cá nhân.

    Để thực hiện được mục tiêu trên thì sự nghiệp lớn của nền giáo dục quốc dân trong thế kỷ XXI, nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện, sản phẩm của Giáo dục & Đào tạo phải đáp ứng yêu cầu xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước giàu và mạnh trong khu vực, ngang tầm với những nước đang phát triển trên thế giới. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ giáo viên "biết làm", chúng ta thường gọi đó là nguồn nhân lực. Lực lượng giáo viên của chúng ta hiện có dồi dào, khoẻ mạnh. Những con người nằm trong nguồn nhân lực giáo dục ấy tài năng đến đâu? đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho sự nghiệp giáo dục, quốc gia dân tộc.

    Đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 4 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40- CT/TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục - đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Trong nhà trườngTHPT, việc phát triển ĐNGV về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện”. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công Chiến lược giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước Thực tế, trong đội ngũ giáo viên của các Trung tâm giáo dục thường

    xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên không phải không có những người vừa có đức vừa có tài. Song vấn đề "chỗ đứng" của họ ở đâu là phù hợp để họ có cơ hội "trổ tài"? Những điều kiện khách quan về cơ chế có ủng hộ, tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường, sở đoản hay không? Cơ chế chậm đổi mới ở mỗi Trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ kìm hãm năng lực cá nhân, không phát huy được những tài năng. Thực trạng thừa thầy, thiếu thợ, người làm cụ thể thì ít còn người "chỉ tay năm ngón” thì nhiều cũng là vấn đề nổi cộm, bất cập đòi hỏi phải khắc phục ngay.

    Những điều nêu trên để đi đến mục đích mà tôi muốn đề cập: Làm thế nào để năng lực của mỗi giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên được phát huy, tất cả giáo viên tâm huyết với nghề của mình. Dĩ nhiên mỗi cá nhân phải cố gắng rất nhiều mới có thể đáp ứng mọi công việc khi được tổ chức phân công. Điều này đụng chạm tới việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự cần có những chuẩn mực, thực sự khách quan, công bằng. Yêu cầu của giáo viên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó "lơ mơ”, qua loa đại khái với công việc, không hiểu việc, không biết làm việc. Năng lực của mỗi cá nhân khi được phát huy đúng nơi, đúng chỗ tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện đạt hiệu quả cao, đó chắc chắn là một thực tế. Cần có chiến lược đào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực sự tâm huyết với nghề. Đồng thời, việc tuyển dụng phải đạt tối đa tiêu chuẩn chất lượng công việc yêu cầu. Mỗi cá nhân khi được phát huy sở trường, sở đoản, nhiều cá nhân hợp thành đội ngũ gắn kết, làm việc có hiệu quả. Mong mỏi này không của riêng tôi mà là của toàn xã hội.
    Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hóa




    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN THEO ĐỊNH HưỚNG CHUẨN HÓA . 7

    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài . 10
    1.2.1. Giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên 10
    1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên 12
    1.2.3. Chuẩn hoá 15
    1.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo quan điểm chuẩn hóa 16
    1.3.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện trong hệ thống
    giáo dục thường xuyên 16
    1.3.2. Đặc trưng của đội ngũ giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện 19
    1.3.3. Những luận điểm cơ bản của quan điểm chuẩn hoá . 25
    1.3.4. Vận dụng quan điểm chuẩn hóa trong các nội dung công tác
    phát triển đội ngũ giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường
    xuyên cấp huyện 28
    1.4. Kết luận chương 1 . 31
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
    TỈNH THÁI NGUYÊN 33

    2.1. Khái quát về các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
    huyện của tỉnh Thái Nguyên . 33
    2.1.1. Quá trình phát triển của các trung tâm giáo dục thường
    xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 33
    2.1.2. Các thành tựu đã đạt được của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 34
    2.1.2.1. Các thành tựu về công tác giảng dạy lao động hướng
    nghiệp dạy nghề phổ thông 35
    2.1.2.2. Các thành tựu về công tác giảng dạy bổ túc THPT 35
    2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy các trung tâm
    giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 36
    2.1.3.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trung tâm
    GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo hình thức tuyển dụng 37
    2.1.3.2. Trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ giáo viên
    giảng dạy tại các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 38
    2.1.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trung
    tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 39
    2.1.3.4. Về giới tính hiện nay tại các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
    Thái Nguyên . 40
    2.1.3.5. Về thâm niên giảng dạy của ĐNGV tại các trung tâm
    GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 40
    2.2. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các
    trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 41
    2.2.1. Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo
    dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 41
    2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trung tâm
    giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 41
    2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của
    cán bộ quản lý các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 47
    2.2.3.1. Hình thức tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của cán
    bộ quản lý các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 47
    2.2.3.2. Công tác tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của cán bộ
    quản lý các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 49
    2.3. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các
    trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên . 57
    2.3.1. Những thành tựu 57
    2.3.2. Những hạn chế . 58
    2.4. Kết luận chương 2 . 59
    Chương 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHUẨN HÓA ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 61
    3.1. Các nguyên tắc và định hướng đề xuất biện pháp 61
    3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cáp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên theo định
    hướng chuẩn hoá . 63
    3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên
    trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện 63
    3.2.1.1. Ý nghĩa về việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên
    trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện 63
    3.2.1.2. Nội dung xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
    tâm GDTX cấp huyện 64
    3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện
    tỉnh Thái Nguyên . 64
    3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Phổ biến và áp dụng chuẩn trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
    cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 65
    3.2.2.1. Ý nghĩa . 65
    3.2.2.2. Nội dung . 66
    3.2.2.2. Tổ chức thực hiện . 66
    3.2.3. Nhóm biện pháp đảm bảo điều kiện để thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
    huyện tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá . 76
    3.2.3.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường
    xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo chuẩn nghề nghiệp 76
    3.2.3.2. Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh
    Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá 82
    3.2.4. Mối quan hệ của các nhóm biện pháp 93
    3.3. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp phát triển ĐNGV trung tâm GDTX cấp huyện
    tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá 93
    3.4. Kết luận chương 3 . 96
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...