Thạc Sĩ Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    Ngày nay, các quốc gia đều nhận thức rằng: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi sự phát triển vì vậy muốn phát triển xã hội phải phát triển GD&ĐT để phát triển con người. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại điều 35 đã khẳng định vai trò của giáo dục: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để phát triển GD&ĐT thì nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là nhân tố nhà giáo, nhà giáo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT, vì vậy: Kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”. Bởi vì trong quá trình GD&ĐT cán bộ quản lý, giáo viên là nhân tố giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học.

    Chính vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 đã xác định:

    “ ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề trực tiếp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập THCS . Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng về yêu cầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao về chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.

    Trong Luật giáo dục đã nêu vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục là: “ Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”.



    Để thực hiện mục tiêu đó một trong những giải pháp phát triển GD&ĐT là đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo

    dục.


    Giáo dục huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang nói chung và giáo dục trung học cơ sở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang nói riêng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở địa phương. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của nước ta, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, thời kỳ phát triển về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì giáo dục huyện Bắc Mê nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập.

    Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý cấp trung học cơ sở nói riêng còn bộc lộ những yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng bộ, còn hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý trường học. Công tác quy hoạch CBQL giáo dục, CBQL trường THCS đã được xây dựng, trên cơ sở đó có bước chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục nhưng vẫn còn bộc lộ những thiếu sót như: Quy hoạch còn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực, chất lượng thấp, chưa xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về xây dựng quy hoạch CBQL.

    Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp mang tính chiến lược và biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS phát triển đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói riêng và chất lượng giáo dục của huyện Bắc Mê nói chung.


    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài


    Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang ”, với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế trong QLGD, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.



    MỤC LỤC




    PHẦN MỞ ĐẦU






    Trang




    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục đích nghiên cứu 3


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3



    4. Giả thuyết khoa học 3


    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3


    6. Phương pháp nghiên cứu 4


    7. Phạm vi nghiên cứu 4


    8. Cấu trúc luận văn 5


    CHưƠNG 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

    CÁN BỘ QUẢN LÝ TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ




    1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu 6


    1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8


    1.3. Vị trí của giáo dục THCS trong sự nghiệp giáo dục 14


    1.4. Tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL trong trường


    THCS 19


    Kết luận chương 1 27


    CHưƠNG 2

    THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRưỜNG THCS HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG




    2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. 28


    2.2. Khái quát về giáo dục phổ thông huyện Bắc Mê tỉnh Hà giang. 29


    2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS. 38



    2.4. Thực trạng việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện


    Bắc Mê tỉnh Hà Giang. 58


    Kết luận chương 2 67


    CHưƠNG 3


    BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRưỜNG THCS HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG




    3.1. Những định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS


    huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. 68


    3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS


    huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. 71


    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 93


    3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 94


    Kết luận chương 3 96


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


    1. Kết luận 97

    2. Kiến nghị 97

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

    PHỤ LỤC 101

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...