Luận Văn Biện pháp phát huy tính tích cực thảo luận theo nhóm nhăm nâng cao kết quả học tập ở tiết học học To

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/.Lí do chọn đề tài:
    Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm.
    Trong dạy học các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng vẫn có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm. Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC THẢO LUẬN THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIẾT HỌC TOÁN LỚP 7
    2/.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
    a/ Đối tượng
    - Học sinh .
    b/ Phương pháp nghiên cứu:
    - Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp kết hợp nhiều phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chú trọng hơn trong phương pháp “ Hoạt động theo nhóm”.
    - Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh từ đầu năm học đến kết quả học kì một.
    - Học sinh tập trung chú ý nghe giảng trước khi cùng hoạt động theo nhóm để kết quả hoạt động của nhóm đạt kết quả cao.
    3/.Đề tài đưa ra giải pháp mới:
    - Phát huy tính tích cực,độc lập hoạt động của học sinh trong tiết học.
    - Phát huy tính sáng tạo, khả năng suy luận và phán đoán của học sinh trong quá trình giải bài tập Toán.
    - Trình bày bài giải một cách logic, có thể giải bài toán bằng nhiều cách.
    - Giáo dục tính cẩn thận của học sinh.
    - Thu hút sự chú ý của học sinh
    4/.Hiệu quả áp dụng:
    Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi nhận thấy từ đầu năm học đến giờ tinh thần học tập của các em được nâng cao, các em hứng thú học hơn, tiếp thu tốt, kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Không những các em hoạt động tích cực hơn mà các em còn cảm thấy vui khi đóng góp ý kiến của mình vào một bài toán cho cả nhóm và cùng nhóm của mình có thể giải thêm nhiều bài tập theo nhóm trong giờ ra chơi hoặc theo nhóm học ở nhà .
    5/.Phạm vi áp dụng:
    Đề tài được áp dụng cho tất cả các học sinh ở các khối lớp 6,7,8,9 trong trường Trung học cơ sở Thị Trấn Châu Thành.Nhưng cụ thể hơn là học sinh lớp 7A2 được áp dụng, theo dõi và so sánh kết quả cụ thể.

    Thị Trấn, ngày 30 tháng 3 năm 2011





    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG

    Bảng tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm 1
    A/.MỞ ĐẦU 3
    1/Lí do chọn đề tài 3
    2/.Đối tượng nghiên cứu 3
    3/.Phạm vi nghiên cứu 3
    4/.Phương pháp nghiên cứu 3
    B/ NỘI DUNG 3
    1/.Cơ sở lí luận 3
    2/.Cơ sở thực tiễn 4
    3/.Nội dung vấn đề 5
    3.1 Đặt vấn đề: 5
    3.2 Các giải pháp thực hiện: 5
    3.2.1/ Các hình thức thảo luận theo nhóm: 5
    3.2.2/ Lập kế hoạch thảo luận theo nhóm: 5
    3.2.3/ Chia nhóm : 5
    3.2.4/ Trình tự chung để tổ chức một hoạt động nhóm (trong một tiết học) có thể tóm tắt như sau: 6
    3.2.4.1/ Làm việc chung cả lớp: 6
    3.2.4.2/ Làm việc theo nhóm: 6
    3.2.4.3/ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: 6
    3.2.5/ Đối với việc dạy học môn Toán tổ chức triển khai phương pháp Thảo luận theo nhóm như thế nào cho có hiệu quả? 6
    3.2.6/ Những ví dụ cụ thể: 7
    4/.Kết quả nghiên cứu 10
    C/.KẾT LUẬN 10
    1/ Bài học kinh nghiệm: 10
    2/ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: 11


    D/ MỤC LỤC 13

    E/.PHIẾU ĐIỂM 14

    F/.Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 15
     
Đang tải...