Tiểu Luận Biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn khi tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÊN ĐỀ TÀI: “Biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn khi tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc”.
    II. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thành những cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến hoạt động âm nhạc.
    Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
    Âm nhạc là phượng tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm . Đối với trẻ âm nhạc là thế giới đầy kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ Mầm non dể xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
    Chính vì vậy, tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc có một vai trò rất quan trọng, nhưng tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc cần phải sự hướng dẫn của người lớn, của thầy cô giáo. Đặt biệt là với các cháu 5 -6 tuổi, với lứa tuổi này tổ chức hoạt động âm nhạc đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo để phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc và cũng là để chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ ngày càng hoạt động tốt hơn.
    III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng thẫm mỹ, tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hoà tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình.
    Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh.Vì vậy, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với tuổi thơ rất mạnh mẽ.
    Đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi: đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường Tiểu học. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước như nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác, điệu bộ. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăn khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có thể sử dụng bàn phím ở mức độ đơn giản, có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể hiện nhạc cảm khi hát múa. Tuy nhiên, ở độ tuổi này sự nhạy cảm về âm nhạc bắt đầu giảm dần. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa , biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...