Thạc Sĩ Biện pháp nhằm phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Kết cấu của luận văn 2

    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    1.1 Kháiniệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
    1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước 3
    1.1.2 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 6
    1.2 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
    1.2.1 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước 10
    1.2.2 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 15
    1.2.3 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp HCM 18

    CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    2.1 Số lượng DNV&N ở Tp HCM 23
    2.1.1 Số lượng các DNV&N mới thành lập tại TP HCM 23
    2.1.2 Phân bổ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quận, huyện 24
    2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 24
    2.2 Vốn, máy móc trang thiết bị và lao động ở các DNV&N 25
    2.2.1 Tình hình vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 25
    2.2.2 Tình trạng máy móc, thiết bị của Doanh nghiệp vừa và
    nhỏ
    26
    2.2.3 Tình hình sử dụng lao động của các Doanh nghiệp vừa và
    nhỏ
    27
    2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách 29
    2.3.1 Số DN sản xuất kinh doanh có lãi, bị lỗ 29
    2.3.2 Đóng góp cho ngân sách nhà nước 30
    2.4 Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh 30
    2.5 Đánh giá chung 31
    2.5.1 Về phía các DNV&N 31
    2.5.2 Về phía Nhà nước 35

    CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TP HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM
    2010
    3.1 Quan điểm, mục đích và căn cứ xây dựng biện pháp 44
    3.1.1 Quan điểm của việc xây dựng các biện pháp 44
    3.1.2 Mục đích của việc xây dựng các biện pháp 44
    3.1.3 Căn cứ để xây dựng các biện pháp 45
    3.2 Biện pháp hỗ trợ của một số nước trên thế giới 45
    3.3 Biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển DNV&N 50
    3.3.1 Một số biện pháp từ phía các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 50
    3.3.2 Một số kiến nghị đối với phía Nhà nước 53
    KẾT LUẬN 58

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục


    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    CTCP : Công ty cổ phần tư nhân
    CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
    DN : Doanh nghiệp
    DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
    DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
    DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    XNK: Xuất nhập khẩu
    FDI: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
    Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1 : Phân loại các DNV&N tại Hàn Quốc 4
    Bảng 1.2 : Phân loại các DNV&N tại một số nước Châu Á 5
    Bảng 2.1 : Số lượng lao động trong DNV&N ở Tp HCM đến
    31/12/2003
    27
    Bảng 2.2 : Các DNV&N hoạt động SXKD có lãi, bị lỗ 30




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, khu vực DNV&N được đánh
    giá là có tiềm năng phát triển lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
    thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Vai trò của DNV&N được
    thể hiện ở những mặt sau: DNV&N sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu
    cầu tiên dùng trong nước và cung cấp các loại thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất
    phục vụ các ngành tiểu, thủ công; DNV&N phát triển tạo ra một lượng lớn
    công ăn việc làm cho người lao động; DNV&N phát triển sẽ khai thác và tận
    dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên vật liệu và vật tư có sẵn
    ở trong nước; DNV&N giữ vai trò bổ sung cho khu vực các doanh nghiệp lớn
    tạo thành mối liên kết cùng hợp tác cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển,
    Hiện nay, trong nền kinh tế các nước trên thế giới các DNV&N thường
    chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Ở Việt Nam nói chung và
    đặc biệt là tại Tp HCM số lượng các DNV&N chiếm tỉ trọng khoảng 90% tổng
    số doanh nghiệp (Nguồn: Tạp chí kinh tế & phát triển số 80 Tháng 2 năm 2005,
    trang 17). Khu vực DNV&N đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự
    phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và Tp HCM nói riêng
    trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay các DNV&N vẫn chưa phát huy được
    hết tiềm năng to lớn của mình và cũng đang còn gặp nhiều khó khăn trở ngại
    trong quá trình phát triển ; một trong những nguyên nhân của sự khó khăn là
    xuất phát từ chính bản thân sự yếu kém của các DNV&N và mặt khác là do
    những cơ chế chính sách của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng hay
    chưa đồng bộ, chưa đầy đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu hổ trợ tích cực cho
    các DNV&N trong quá trình phát triển.

    Với mong muốn tìm ra được những hướng đi, những giải pháp giúp cho các
    DNV&N ở Tp HCM nói riêng và của cả nước nói chung ngày càng hoạt động
    có hiệu quả và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn
    vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tp HCM và của cả nước. Với lý do
    đó mà tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp nhằm phát triển các DNV&N tại Tp
    HCM từ nay đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu .
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận chung về DNV&N, vai trò của DNV&N trong nền kinh
    tế, và cùng với những phân tích tình hình hoạt động của các DNV&N tại Tp
    HCM; từ đây gíup chúng ta thấy được những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế,
    những khó khăn mà các DNV&N đang gặp phải. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa
    ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển các DNV&N tại Tp HCM.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNV&N ngoài quốc doanh
    (DNTN, CTTNHH, CTCP) đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu các DNV&N ngoài quốc
    doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tp HCM.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu trong đề tài là phương pháp tổng hợp, thống kê,
    phân tích, và so sánh, để làm rõ những luận điểm đề cập trong luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...