Tiểu Luận Biện pháp ngăn chặn bắt người - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận tố tụng hình sự
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    Trang
    A – LỜI NÓI ĐẦU 1
    B – NỘI DUNG 2
    I – Lý luận chung về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự. 2
    1.Bắt người trong tố tụng hình sự. 2
    2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự. 3
    3. Yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự. 4
    II – Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về bắt người và thực tiễn áp dụng. 4
    1.Quy định của pháp luật hiện hành về bắt người trong tố tụng hình sự. 4
    2.Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự. 10
    III – Một số vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong Luật Tố tụng hình sự VN 12
    C – KẾT LUẬN 16
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

    A – LỜI NÓI ĐẦU

    Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan THTT (tiến hành tố tụng) được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế trong đó có biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Chương VI Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Nhằm tránh việc lợi dụng của các cơ quan THTT và người THTT khi áp dụng áp dụng những biện pháp này xâm hại đến quyền con người Luật TTHS quy định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
    Những biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự. Các quy định về những biện pháp là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền có thế tác động một cách hợp pháp đến một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định và bảo hộ nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn trong tố tụng hình sự cũng còn là một phương tiện góp phần đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân, hạn chế và ngăn ngừa sự xâm phạm một cách tùy tiện trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong số những biện pháp ngăn chặn mà BLTTHS quy định thì “bắt người” có một vị trí rất quan trọng, bởi lẽ đây là một biện pháp ngăn chặn có tính chất cưỡng chế rất nghiêm khắc, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
    B – NỘI DUNG
    I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ1.Bắt người trong tố tụng hình sự1.1. Định nghĩa:
    Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
    1.2. Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam
    Bắt người là biện pháp thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm. Mục đích là để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo. Bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Như vậy, đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử không thể bị bắt để tạm giam. Nếu người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử mà vẫn bị bắt để tạm giam thì có nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện không đúng quy định pháp luật, quyền con người, quyền công dân của người bị bắt không được đảm bảo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn, vì vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam. Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ được bắt người để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần phải bắt để tạo điều kiện

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trường đại học luật Hà Nội Nhà xuất bản: CAND. Năm 2006.
    Bộ luật TTHS năm 2003. NXB: CTQG năm 2004.
    Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam. Vũ Gia Lâm Luận văn thạc sỹ luật học. Hà Nội năm 2000
    Tạp chí nhà nước và pháp luật số 06/134 năm 1999.
    Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam – Nguyễn Tiến Đạt – Đại học An ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
    [1] Theo http//www2.thanhnien.com.vn/phapluat/2006/3/15/142136.tno
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...