Thạc Sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Toán học là môn học có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, nó giúp cho học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ, rèn luyện cho học sinh óc tư duy trừu tượng, tư duy chính xác, hợp lôgic, phương pháp khoa học trong suy luận, trong học tập. Nhưng nó cũng là một môn học mang tính trừu tượng cao, khá khô khan. Nhiệm vụ của người giáo viên đứng trên bục giảng là phải làm thế nào để giờ giảng của mình thêm sinh động, thu hút được sự chú ý, tạo được nhu cầu khám phá tri thức của học sinh. Để góp phần thực hiện được điều đó, khi dạy học đến từng vấn đề cụ thể, giáo viên có thể dành một vài phút để giới thiệu về lịch sử của vấn đề và các nhà toán học có liên quan đến vấn đề đó.
    Trong chương trình Toán THPT, SGK toán đã giới thiệu sơ qua về các nhà toán học và một vài kiến thức về lịch sử toán có liên quan đến những nội dung bài học.
    Tuy nhiên, thực trạng dạy học toán ở trường THPT hiện nay cho thấy các

    giáo viên ít quan tâm đến vấn đề này vì các lý do:

    - Thời gian một tiết học hạn chế.

    - Kiến thức của giáo viên THPT về vấn đề này còn hạn chế, các thầy cô giáo chưa có cơ hội để tiếp cận và nghiên cứu hay tìm hiểu về vấn đề này mặc dù nó rất quan trọng đối với những người học toán, dạy toán và nghiên cứu toán.
    Như vậy, việc tìm hiểu những kiến thức về lịch sử toán nói chung, về kiến thức lịch sử toán liên quan trực tiếp đến chương trình toán THPT nói riêng là rất cần thiết . Hơn nữa, việc tìm tòi biện pháp để truyền thụ những kiến thức lịch sử toán đến học sinh cũng là một vấn đề rất thú vị và quan trọng đối với mỗi người giáo viên. Mặt khác, hiện nay tài liệu về lịch sử toán còn ít và cũng chưa có nhiều học viên cao học đi sâu tìm hiểu lĩnh vực này.

    Với mong muốn là xác định được một số kiến thức về lịch sử toán học liên quan đến chương trình toán THPT và một số biện pháp để cung cấp kiến thức này cho học sinh THPT nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn toán ở trường THPT, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT ” .
    2. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học các tri thức lịch sử toán ở trường THPT.
    - Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học tri thức lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, khơi dậy lòng ham mê hiểu biết của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Xác định vai trò của tri thức lịch sử toán trong dạy học toán ở trường THPT.

    - Xác định được những tri thức về lịch sử toán liên quan đến chương trình

    toán THPT.

    - Chỉ ra được một số biện pháp truyền thụ kiến thức về lịch sử toán trong dạy học toán ở trường THPT.
    4. Giả thuyết khoa học

    Nếu xác định được những kiến thức về lịch sử toán liên quan trực tiếp đến chương trình toán THPT và tìm được các biện pháp để truyền thụ những tri thức này đến HS thì sẽ góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THPT.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    a) Nghiên cứu tài liệu

    - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK toán THPT. Lịch sử các vấn đề và các nhà toán học được giới thiệu trong SGK Toán THPT.

    - Tìm hiểu tài liệu về lịch sử toán học và các nhà toán học có liên quan đến

    SGK toán THPT.

    b) Quan sát điều tra

    - Điều tra, tìm hiểu tình hình thực tiễn giảng dạy các yếu tố của lịch sử toán ở trường THPT.
    - Dùng phiếu điều tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài thông qua ý kiến đánh giá của giáo viên và phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh .
    - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, học sinh về vai trò của lịch sử toán học và các nhà toán học trong dạy học toán.
    c) Thực nghiệm sư phạm:

    - Thực nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa, trò chơi, thi tìm hiểu về lịch sử toán và các nhà toán học cho học sinh trong trường
    - Thực nghiệm các giờ dạy có tích hợp một số kiến thức về lịch sử toán hay hình ảnh của một số nhà toán học.
    - Xử lý kết quả để đưa ra kết luận sư phạm.

    - Giới hạn phạm vi: Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thái Nguyên, trường THPT Dương Tự Minh - thành phố Thái Nguyên, trường THPT Đại Từ và trường THPT Bình Yên - Định Hóa.
    6. Cấu trúc luận văn

    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương:

    Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn và những tri thức lịch sử toán liên quan trực tiếp với chương trình, SGK toán THPT.

    Chương 2: Một số biện pháp trang bị kiến thức lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT.

    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.




    Mở đầu Trang

    1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Giả thiết khoa học 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Cấu trúc luận văn 3
    Chương 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG TRI THỨC LỊCH SỬ TOÁN CÓ
    LIÊN QUAN TRỰC TIẾP VỚI CHưƠNG TRÌNH, SGK TOÁN

    1.1. Các định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán 4
    1.2. Vai trò của tri thức lịch sử toán trong quá trình dạy học toán 6
    1.2.1.Vai trò của tri thức lịch sử toán đối với giáo viên 6
    1.2.2.Vai trò của tri thức lịch sử toán đối với học sinh THPT 7
    1.2.3.Vai trò của lịch sử toán trong công tác giáo dục học sinh 8
    1.3. Một số nội dung lịch sử toán liên quan đến nội dung của SGK THPT 12
    1.3.1.Thân thế và sự nghiệp một số nhà bác học 12
    1.3.2. Lịch sử các vấn đề liên quan đến SGK toán THPT 23
    1.4. Thực trạng việc dạy nội dung lịch sử toán ở một số trường THPT
    42
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
    Kết luận chương 1 47
    Chương 2
    BIỆN PHÁP TRANG BỊ KIẾN THỨC LỊCH SỬ TOÁN TRONG DẠY HỌC 48
    TOÁN Ở TRưỜNG THPT

    2.1. Các biện pháp nhằm bổ sung một số kiến thức về lịch sử toán học cho GV 48
    2.1.1. Biện pháp 1: Cung cấp nguồn và yêu cầu GV tìm hiểu tài liệu 48
    2.1.2. Biện pháp 2: Đưa vào nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 61
    2.1.3. Biện pháp 3: Động viên GV đăng kí đề tài, tìm hiểu sưu tầm về tri
    64
    thức lịch sử toán có liên quan đến chương trình toán THPT.
    2.1.4. Biện pháp 4: Khai thác phần mềm, Internet 64
    2.2. Một số biện pháp truyền thụ tri thức lịch sử toán cho học sinh 67
    2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng quỹ thời gian dạy học trên lớp để trang bị tri 67
    thức lịch sử toán.
    2.2.2. Biện pháp 2: Đặt ra nhiệm vụ tự tìm hiểu về lịch sử toán cho học sinh 68
    2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá toán học 69
    2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi cho HS trong những hoạt động
    72
    ngoài giờ lên lớp
    2.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp trong các hoạt động chung của nhà trường 76
    2.2.6. Biện pháp 6: Tích hợp với dạy học tin học 83
    2.2.7. Biện pháp 7: Lập “diễn đàn” trên trang web nhà trường hoặc trên
    83
    tường của các lớp
    2.2.8. Biện pháp 8: Khai thác công nghệ thông tin, phần mềm để thiết kế
    87
    các bài giảng về lịch sử toán ở dạng Mullimedia
    Kết luận chương 2 91
    Chương III 92
    THỰC NGHIỆM Sư PHẠM

    3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung thực nghiệm 92
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 92
    3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 92
    3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm 92
    3.2. Nội dung thực nghiệm 92
    3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 94
    3.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 100
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    PHỤ LỤC 105
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...