Luận Văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG I: CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI 4
    1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển HTX 4
    1.1.1 Khái niệm .4
    1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển HTX .4
    1.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển HTX trên thế giới .
    1.1.2.2 Kinh nghiệm phát triển HTX NN một số nước trên thế giới
    1.1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam .
    1.2Vị trí vai trò của HTX NN trong nền kinh tế 6
    1.2.1 Vị trí của HTX NN .6
    1.2.2 Vai trò của HTX NN 6
    1.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế xã hội của HTX NN .7
    1.3.1 Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả 7
    1.3.1.1 Khái niệm hiệu quả .
    1.3.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế .
    1.3.1.3 Phân loại hiệu quả .
    1.3.2 Hiệu quả hoạt động của HTX NN 12
    1.3.2.1 Quan niệm về hiệu quả hoạt động của HTX NN
    1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của HTX NN .
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÁC HTX NN Ở TỈNH TIỀN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA .28
    2.1 Điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang .28
    2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế – chính trị của tỉnh Tiền Giang .28
    2.1.2 Đặc điểm khí hậu .29
    2.1.3 Đặc điểm địa hình – địa chất 30
    2.1.4 Tài nguyên nước 31
    2.1.5 Tài nguyên khoán sản .31
    2.1.6 Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 31
    2.1.7 Dân số .33
    2.2 Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX NN ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997-6/2007 .34
    2.2.1 Tình hình phát triển về số lượng HTX NN 34
    2.2.2 Năng lực hoạt động của các HTX NN .37
    2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX NN 44
    2.2.4 Đánh giá tổng quát .51
    CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN Ở TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2015 .57
    3.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích phát triển HTX 57
    3.2 Thúc đẩy kinh tế hộ, tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các hình thức hợp tác từ thấp đến cao 59
    3.3 Phát huy nội lực, tạo sức mạnh tập thể từ nội tại các loại hình HTX 62
    3.3.1 Tập trung xử lý dứt điểm, có hiệu quả những hạn chế, yếu kém tồn tại 62
    3.3.2 Nâng cao chất lượng xã viên trong các HTX .64
    3.3.3 Qui hoạch, chọn cử cán bộ, xã viên đi đào tạo, bồi dưỡng 65
    3.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành và giám sát HTX theo luật. 67
    3.3.5 Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 69
    3.4 Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với HTX .70
    3.4.1 Cũng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về HTX 70
    3.4.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của các sở, ngành 71
    3.4.3 Triển khai và cụ thể hoá các cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh đối với HTX 73
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
    4.1 Kết luận 78
    4.1.1 Vai trò HTX .78
    4.1.2 Thực trạng các HTX nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang .78
    4.1.3 Giải pháp .80
    4.2 Kiến nghị .81
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    HTX Hợp tác xã
    HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp
    QTD ND Quỹ tín dụng nhân dân
    ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
    PTNT Phát triển nông thôn
    KHKT Khoa hoc kỹ thuật
    KHCN Khoa học công nghệ
    UBND Ủy ban nhân dân
    TSCĐ Tài sản cố định
    BHXH Bảo hiểm xã hội
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    STT
    Tên bảng biểu
    Trang
    Bảng 1
    Diễn biến tình hình sử dụng đất giai đoạn 1995 – 2005
    Bảng 2
    Qui mô và biến chuyển dân số thời kỳ 1995 – 2005
    Bảng 3
    Số lượng HTX NN phân bố ở các huyện của tỉnh Tiền Giang trong năm 2006
    Bảng 4
    Bảng xếp loại các HTX NN qua các năm
    Bảng 5
    Trình độ học vấn của cán bộ quản lý HTX NN ở Tiền Giang qua các năm
    Bảng 6
    Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX NN ở Tiền Giang qua các năm
    Bảng 7
    Số lượng xã viên của các HTX NN qua các năm
    Bảng 8
    Số lượng xã viên trung bình/HTX qua các năm
    Bảng 9
    Qui mô vốn của các HTX NN qua các năm
    Bảng 10
    Tình hình vốn góp của các HTX NN qua các năm
    Bảng 11
    Tình hình nợ vay của các HTX NN qua các năm
    Bảng 12
    Tình hình nợ phải thu của các HTX NN qua các năm
    Bảng 13
    Hệ số sử dụng vốn của các HTX NN qua các năm
    Bảng 14
    Số lượng HTX phân theo tiêu thức doanh thu, lợi nhuận qua các năm
    Bảng 15
    Doanh thu của các HTX NN qua các năm
    Bảng 16
    Lợi nhuận của các HTX NN qua các năm
    Bảng 17
    Tình hình số lượng HTX NN thực hiện các loại hình dịch vụ qua các năm
    Bảng 18
    Mức độ đáp ứng nhu cầu xã viên của các dịch vụ trong năm
    2007
    Bảng 19
    Tình hình chia lãi theo vốn góp bình quân trong HTX NN qua các năm
    Bảng 20
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN qua các năm
    Biểu đồ 1
    Số lượng HTX NN của tỉnh Tiền Giang qua các năm
    Biểu đồ 2
    Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu bình quân và tỷ suất lợi nhuận/vốn bình quân của các HTX NN qua các năm

    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trên thế giới, mặc dù mỗi nước có chế độ chính trị khác nhau nhưng đều coi hợp tác xã (HTX) là một mô hình giúp hộ gia đình nông dân nói riêng, người nghèo nói chung liên kết lại với nhau để trụ vững trong kinh tế thị trường, đồng thời đây là một hiệp thương khách quan do nhu cầu liên kết cùng có lợi của những người sản xuất hàng hóa. Tuy bước đi, hình thức giữa các nước có khác nhau nhưng chung quy lại là Chính phủ các quốc gia đều mong muốn tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy HTX phát triển.
    Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược của Đảng và nhà nước ta. Trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị xã hội của đất nước nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
    Trong điều kiện nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế yếu kém, chủ yếu là nông nghiệp, mang nặng tính tự cung tự cấp, đặc biệt trong nông nghiệp phần lớn là các hộ nông dân cá thể thì mô hình hợp tác giữa những người sản xuất kinh doanh dịch vụ riêng lẽ dưới nhiều hình thức đa dạng là xu thế tất yếu khách quan. Phát triển HTX nông nghiệp (HTX NN) không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Nhà nước thông qua HTX NN để thực hiện các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ xã viên xóa đói, giảm nghèo, thực hiện bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Do đó có thể khẳng định HTX NN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
    Từ khi luật HTX ra đời, với hệ thống hành lang pháp lý rõ ràng hơn trước, đã làm cho bản chất HTX thay đổi theo hướng tích cực, nhờ đó đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX ngày càng phát triển. Cũng như cả nước, thời gian qua các HTX nói chung, HTX NN nói riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển
    2
    biến tích cực. Tuy số lượng HTX NN không tăng nhiều, nhưng chất lượng các HTX NN có nâng lên, hoạt động của một số HTX NN có khuynh hướng phát triển bền vững hơn, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội trong nông nghiệp nông thôn. Các HTX NN còn chú trọng đến việc chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong và sau thu hoạch, giúp đỡ hộ xã viên tăng năng lực sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng cao, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tư thương ép giá, mở rộng thị trường, . Tuy nhiên, các HTX NN vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: HTX có qui mô còn nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm hàng hóa dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, lợi ích kinh tế xã hội của xã viên và người lao động còn thấp. Các HTX được cũng cố về mặt tổ chức, nhưng chưa thật sự đổi mới về nội dung hoạt động, khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của ban quản trị HTX còn yếu và thiếu tính tham gia lập kế hoạch của các thành viên nhóm mục tiêu và xã viên. Những hạn chế, yếu kém trên đã kìm hãm quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN ở tỉnh Tiền Giang. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu toàn diện về các HTX NN ở tỉnh Tiền Giang sau khi chuyển đổi hoạt động theo luật HTX, để thấy rõ thực trạng, những mâu thuẫn, những tồn tại và khám phá ra những thuộc tính bản chất, phát hiện ra qui luật vận động của HTX NN, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các HTX NN hoạt động có hiệu quả là hết sức cần thiết và cấp bách
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...