Luận Văn Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua truyện cổ tích

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong quá trình xây dựng đất nước dân tộc nào cũng giữ cho mình những nét riêng biệt, ít thay đổi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống đạo đức của dân tộc ta rất phong phú, sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng mặt đạo đức của con người – Đó là yếu tố cốt lõi nhất mà con người cần phải có và là tiêu chuẩn đầu tiên để nhận xét, đánh giá về một con người. Điều này được thể hiện trong các câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Ở hiền gặp lành”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
    Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy: “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Ở đây, bác nói là khó chứ không phải không thể, không bao giờ làm được khác hẳn với vô dụng. Qua đó, chúng ta thấy rằng tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn. Nói như vậy, không phủ nhận vai trò của tài, mà tài và đức là hai mặt của một nhân cách toàn diện. Tuy nhiên, đức đóng vai trò là hạt nhân của nhân cách.
    Đất nước ta đang trên đà phát triển, cần phải có những con người có tài, có đức vì vậy không chỉ chú trọng bồi dưỡng nhân tài mà việc giáo dục đạo đức cho con người cũng được chú trọng. Đó là một nhân cách vững vàng về tư tưởng chính trị, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc truyền thống văn hóa dân tộc và văn minh thế giới, có phẩm chất trí tuệ để sử dụng và sáng tạo các thành tựu khoa học tiên tiến góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, giáo dục đạo đức là bồi dưỡng nhân cách cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ, và là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khác trẻ Mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách. Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải chú ý đến sự phát triển toàn diện của đối tượng, phải hướng vào mục tiêu phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Do đó, giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng, vấn đề giáo dục đạo đức phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng: Khi hết tuổi mầm non, đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức của trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng yêu cầu mà xã hội đặt ra.
    Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ Mầm non được đề cao. Điều này được khẳng định trong mục tiêu của ngành học. QĐ55/1990/BGD ghi rõ: “ Hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Giàu lòng thương yêu quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi”. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, vấn đề giáo dục hành vi đạo đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, đây là một nội dung góp phần giáo dục toàn diện và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ MG 5 - 6 tuổi diễn ra trong quá trình bản thân đứa trẻ tích cực hoạt động để nắm lấy những chuẩn mực hành vi đạo đức, biến nó thành bản chất riêng của trẻ. Để thực hiện được điều đó phải nhờ có sự chỉ dẫn của người lớn nói chung và giáo viên mầm non nói riêng, tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động. Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ có thể thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau. Một trong những con đường đó là cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học dân gian mà trung tâm là những câu truyện cổ tích. Thực tế giáo dục mầm non hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ đã được ngành học quan tâm. Điều đó được thể hiện trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, qua chuyên đề giáo dục lễ giáo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ chưa cao, một trong những nguyên nhân đó là ở trường MN còn mang nặng hình thức, trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho trẻ chưa chú trọng phát huy vai trò của hoạt động cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học dân gian trong việc giáo dục trẻ, mà đặc biệt là họ chưa biết khai thác thế mạnh của truyện cổ tích trong việc giáo dục toàn diện nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng cho trẻ MG.
    Bằng những lí do trên và nhận thấy thực trạng nhận thức của giáo viên Mầm non về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo qua các câu truyện cổ tích chưa cao. Vì vậy, bằng sự hiểu biết của mình, đồng thời dựa trên sự học hỏi, tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học khác, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua truyện cổ tích” làm khóa luận nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...