Chuyên Đề Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở Công ty Điện máy và

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở Công ty Điện máy và xe đạp-xe máy - TODIMAX


    phần mở đầu

    Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đem lại sự khởi đầu mới cho tất cả các doanh nghiệp.

    Được tự chủ trong kinh doanh, được hạch toán độc lập và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, bên cạnh những doanh nghiệp còn tồn tại từ thời bao cấp nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế đã bung ra và tham gia cạnh tranh hết sức gay gắt. Sản xuất kinh doanh đã trở thành một mặt trận nóng bỏng. Hơn nữa từ khi có chính sách mở cửa, hàng ngoại nhập và đối thủ nước ngoài cũng là mối đe doạ không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

    Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu khách hàng đang là vấn đề trở nên rất quan trọng. Chất lượng đã trở thành vấn đề sống còn, có liên quan đến hiệu quả, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thì việc nâng cao chất lượng luôn được các chủ doanh nghiệp, những người làm công tác quản lý, kinh doanh ở mọi lĩnh vực quan tâm.

    Chất lượng sản phẩm vốn là điểm yếu, kéo dài trong nhiều năm ở nước ta. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, vấn đề chất lượng đã từng được đề cao và được coi là mục tiêu quan trọng. Nhưng kết quả mang lại không được là bao do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ định nó trong các hoạt động cụ thể.

    Trong hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, chất lượng sản phẩm dần trở về đúng với vị trí quan trọng của nó. Ngày nay, không những người tiêu dùng coi trọng chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Họ hiểu rằng chất lượng sản phẩm đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đóng góp vào việc nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.

    Đối với công ty điện máy - xe đạp xe máy hoạt động lắp ráp xe máy dạng IKD là mới mẻ. Để tìm hiểu hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm của quá trình lắp ráp và tìm ra những biện pháp mới để nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình lắp ráp của công ty, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - xe máy” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

    Kết cấu của luận văn tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận được chia làm 3 chương:

    Chương I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

    Chương II: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - xe máy.

    Chương III: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - xe máy.

    Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy cô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hướng dẫn.

    mục lục

    phần mở đầu . 1

    chương I: Nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh 3

    I. Chất lượng sản phẩm - một phạm trù kinh tế kỹ thuật phức tạp 3

    1. Khái niệm . 3

    2. Phân loại CLSP và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá CLSP . 4

    2.1. Phân loại theo mục đích - công dụng của sản phẩm . 4

    2.2. Theo hệ thống chất lượng ISO 9000: người ta phân ra các loại
    chất lượng sau: . 4

    2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 5

    3. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm . 7

    3.1. Nhóm nhân tố khách quan: bao gồm các nhân tố khách quan
    ảnh hưởng tới việc xác định các chỉ tiêu CLSP và khả năng nâng cao CLSP 7

    3.2. Nhóm nhân tố chủ quan . 9

    4. Các quan điểm đánh giá CLSP 11

    4.1. Quan điểm tổng hợp 11

    4.2. Quan điểm biện chứng 12

    4.3. Quan điểm dân tộc - hiện đại 12

    4.4. Quan điểm hợp lý 12

    II. Quản trị chất lượng - một nội dung quan trọng của quản trị kỹ thuật trong doanh nghiệp 12

    1. Giới thiệu các quan điểm quản trị chất lượng . 12

    2. Nội dung của công tác quản trị chất lượng . 14

    3. Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng . 20

    3.1. Lưu đồ: 20

    3.2. Sơ đồ nhân quả - sơ đồ xương cá 21

    3.3. Phiếu kiểm tra . 21

    3.4. Kiểm đồ - biểu đồ kiểm tra 21

    3.5. Biểu đồ mật độ (Hislograms) 22

    3.6. Biểu đồ phần tán . 22

    3.7. Biểu đồ Pareto 23

    4. Một số hệ thống quản trị chất lượng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay: ISO, TQM, HACCP, GMP, ISO 14000, . 23

    4.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 . 23

    4.2. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM): 25

    4.3. Ngoài ra còn có 1 số hệ thống quản lý chất lượng khác: 25

    4.4. Chứng nhận hệ thống chất lượng . 26

    III. Tính tất yếu và phương hướng của việc nâng cao CLSP
    trong doanh nghiệp . 27

    1. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm . 27

    2. Phương hướng của việc nâng cao CLSP trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 28

    Chương II: phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy - xe đạp - xe máy (TODIMAX) 29

    I. Giới thiệu tổng quan về công ty TODIMAX . 29

    1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TODIMAX 29

    2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TODIMAX 31

    3. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng . 32

    4. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty TODIMAX qua một số năm. 34

    II. Tình trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX 38

    1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 38

    1.1. Đặc điểm về sản xuất của dây chuyền và sản phẩm xe máy . 38

    1.2. Đặc điểm về thị trường xe gắn máy Việt Nam và thị trường xe của công ty 39

    1.3. Đặc điểm về công nghệ lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX 41

    1.4. Cơ cấu tổ chức - bộ phận lắp ráp xe máy . 44

    2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX 44

    2.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng của dây chuyền
    lắp ráp xe máy dạng IKD . 44

    2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới CLSP 48

    III. Đánh giá tình hình thực hiện CLSP và quản lý chất lượng của
    công ty TODIMAX . 58

    1. Ưu điểm: . 58

    2. Nhược điểm 59

    3. Nguyên nhân 60

    3.1. Nguyên nhân khách quan . 60

    3.2. Nguyên nhân chủ quan . 60

    chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX . 61

    I. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của công ty TODIMAX . 61

    II. Một số biện pháp nhằm nâng cao CLSP của dây chuyền lắp ráp xe máy ở công ty TODIMAX. 64

    1. Biện pháp thứ nhất: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân có ý thức,
    trách nhiệm trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao CLSP . 64

    2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện “nhóm chất lượng” . 67

    3. Biện pháp thứ ba: Đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng linh kiện để phục vụ cho quá trình lắp ráp 70

    4. Biện pháp thứ 4: Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình lắp ráp nhằm hạn chế sai hỏng . 73

    5. Biện pháp thứ 5: Hoàn thiện cơ cấu - tổ chức quản lý chất lượng . 75

    kết luận . 77

    Tài liệu tham khảo 78





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...