Thạc Sĩ Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài:
    Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm
    Định dạng file word

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trước những yêu cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạo nguồn nhân lực
    phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nghị lần thứ IV Ban
    chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã giao cho ngành giáo dục
    nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
    pháp dạy và học Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh
    viên đề cao năng lực tự học tự hoàn thiện”. [26, tr109]
    Với trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng quan trọng đó, các trường đại học đã
    khẳng định lại mục tiêu của mình là đào tạo các nhà chuyên môn giỏi, có trình độ tri
    thức khoa học vững vàng, có khả năng tư duy năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn
    đề mà thực tiễn đòi hỏi. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các trường đại học không ngừng
    tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những biện pháp quan
    trọng là đưa SV vào hoạt động NCKH.
    NCKH là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp SV
    chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng
    các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen và hình thành các
    KNNCKH, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của SV. Tuy nhiên,
    hiện nay việc tổ chức đưa SV vào hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn, vướng mắc,
    các biện pháp tổ chức chưa đạt được hiệu quả cần phải có.
    Ngày 30 tháng 3 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
    08/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế NCKH của SV các trường đại học và cao
    đẳng. Để góp phần đưa quyết định này thành hiện thực trong các trường sư phạm, chúng
    tôi chọn vấn đề: “ Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục
    của sinh viên Đại học Sư phạm ” làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp nâng cao chất
    lượng NCKHGD của SV Đại học Sư phạm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các
    trường ĐHSP hiện nay.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKHGD của SV Đại học Sư phạm. Đối
    tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng NCKHGD của SV Đại học Sư phạm.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu trong quá trình tổ chức NCKHGD của S V Đại học Sư phạm chú trọng đến
    việc chuẩn bị tâm lý, gây hứng thú, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, tạo
    điều kiện vật chức và kỹ thuật thuận lợi cùng với việc quy chế hóa hoạt động này thì
    chất lượng NCKHGD của SV sẽ được nâng lên.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về NCKHGD của SV Đại học Sư phạm.
    5. 2. Nghiên cứu thực trạng NCKHGD của SV ở trường Đại học Sư phạm phiá
    Nam.
    5.3. Đề xuất những biện pháp cơ bản có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng
    cao chất lượng NCKHGD của SV.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động NCKHGD của SV
    Đại học Sư phạm. Để thuận lợi cho việc điều tra thực trạng và tiến hành TNSP, chúng
    tôi chỉ nghiên cứu các trường ĐHSP phía Nam.
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp luận
    Đề tài được nghiên cứu dựa các cơ sở phương pháp luận sau đây:
    7.1.1. Lý thuyết hoạt động - nhân cách
    Lý thuyết hoạt động- nhân cách đã được A.N. Leonchiev giải thích như sau: hoạt
    động là phương thức tồn tại của chủ thể, là quy luật chung nhất của tâm lý người. “Hoạt
    động là mối liên hệ thực tế của chủ thể với khách thể mà trong mối liên hệ này hoặc
    khác, cá nhân cần tiếp thu, ghi nhớ, suy nghĩ và trở thành chăm chỉ. Trong quá trình
    hoạt động, ở cá nhân xuất hiện tình cảm này hoặc khác, thể hiện phẩm chất, ý chí, hình
    thành tâm thế, thái độ v.v ”[63, tr305]. Hoạt động là tính tích cực bên trong và bên
    ngoài của con người được điều chỉnh bởi mục đích tự giác, gắn nhận thức và ý chí. Đối
    tượng và chủ thể hoạt động là thể thống nhất hữu cơ trong suốt quá trình hoạt động.
    Vận dụng lý thuyết hoạt động- nhân cách, chúng tôi thấy đưa SV vào hoạt động
    NCKH sẽ giúp họ luyện tập hình thành năng lực NCKH, tạo ra nội lực, niềm tin và sức
    mạnh trí tuệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...