Luận Văn Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục mầm non

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 về việc nâng cao chất lượng nhà giáo
    và cán bộ quản lý đã đề ra các nhiệm vụ cơ bản: Xây dựng kế hoạch và làm rõ
    lộ trình củng cố và xây dựng năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống các
    trường, các khoa sư phạm, các trường cán bộ quản lý; đổi mới nội dung chương
    trình, phương pháp giảng dạy ở các trường; các trường tham gia vào đổi mới
    chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục.
    Trong các Hội thảo khoa học do Bộ GD-ĐT tổ chức năm 2006 đã đặt ra ba
    nhiệm vụ lớn là: tìm kiếm mô hình đào tạo hợp lý và mô hình triển khai thực
    hiện; nâng cao chất lượng đào tạo, chú ý vào hoàn thiện mục tiêu, chương trình,
    nội dung phương pháp dạy học; gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực
    hành, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.
    - Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là cơ sở của giáo dục phổ thông,
    là cấp học đang gặp nhiều khó khăn hơn các bậc học khác. Năm 2004 có
    3.113.242 trẻ em đang học trong 11.582 trường, trong đó có 52,23% tổng số
    trường mầm non ngoài công lập. Trong khi các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật
    chất, kinh phí có nhiều khó khăn thì các cơ sở GDMN càng cần có các hiệu
    trưởng giỏi, năng động, sáng tạo làm quản lý.
    - Đến năm học 2006 - 2007, cả nước có 11.180 hiệu trưởng và 11484
    Phó hiệu trưởng ở các cơ sở GDMN. Họ là những giáo viên giỏi, phẩm chất tốt,
    nhưng chưa được qua các lớp đào tạo chính quy về khoa học quản lý. Nâng cao
    chất lượng đào tạo CBQLGDMN là thiết thực tạo ra các nhân tố quản lý tích
    cực để nâng cao chất lượng GDMN.
    Trong Hội thảo khoa học về đào tạo cán bộ quản lý, các tỉnh phía Nam đã
    giao nhiệm vụ cho trường CBQLGD thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chương
    trình đào tạo cử nhân quản lý. Chương trình mới xây dựng còn chưa hoàn
    chỉnh, nội dung chưa phản ánh được các thành tựu của khoa học quản lý hiện
    đại; trường còn thiếu những giảng viên chuyên sâu về khoa học quản lý. Nâng
    cao chất lượng nội dung chương trình, chất lượng đào tạo CBQLGD nói chung,
    CBQLGDMN nói riêng là rất cần thiết. Đó là lý do tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
    cứu "Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục mầm non".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trường
    mầm non, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường trong giai đoạn mới.
    3. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non.
    2
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu mối quan hệ cơ bản giữa hoạt động dạy và hoạt động học để đề
    xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo CBQLGD trường mầm non.
    5. Giả thuyết khoa học
    - Nếu đưa một số nội dung cơ bản về lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể
    vào chương trình đào tạo; lựa chọn phương pháp tối ưu dạy từng bài học theo
    hướng khai thác kinh nghiệm cá nhân, tăng cường thực hành trong quá trình
    dạy học và thực tập sư phạm thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo CBQL
    GDMN.
    6. Nhiệm vụ đề tài
    - Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận của đề tài, xác định một số
    khái niệm cơ bản về đào tạo CBQL GDMN.
    - Khảo sát thực trạng về đào tạo cán bộ quản lý giáo dục mầm non, phân
    tích nguyên nhân làm cơ sở để xác định biện pháp
    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo CBQL GDMN.
    - Thực nghiệm một số biện pháp kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp.
    7. Giới hạn đề tài
    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về dạy học phần quản lý giáo dục cho học
    viên quản lý giáo dục mầm non. Trang bị cho học viên lý thuyết và kỹ năng
    quản lý, rèn luyện cho học viên các kỹ năng thực hành khi học trên lớp và thực
    tập quản lý tại trường mầm non.
    8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    8.1. Phương pháp luận
    Tiếp cận quan điểm dạy học hướng vào người học
    8.2. Phương pháp nghiên cứu
    8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của
    ngành, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan
    đến đề tài này
    8.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Sử dụng phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn, dự giờ, tổ chức hội thảo,
    phương pháp chuyên gia, thống kê toán học, nghiên cứu các sản phẩm của cán
    bộ giảng dạy, học viên là cán bộ quản lý giáo dục ở trường mầm non.
    8.2.3 Thực nghiệm sư phạm
    - Thực nghiệm các nhóm biện pháp đã đề xuất trong quá trình dạy học và
    thực tập quản lý.
    9. Quan điểm cần bảo vệ
    - Dạy các kiến thức, kỹ năng cơ bản, tối thiểu, cần thiết về TQM cho học
    viên trong lớp đào tạo CBQLGD MN là tạo ra các nhân tố tích cực trong cải
    tiến quản lý nhà trường.
    - Lựa chọn các phương pháp tối ưu cho từng bài theo hướng khai thác kinh
    nghiệm cá nhân của các học viên lớn tuổi qua thảo luận nhóm, xêmina, tăng
    3
    cường rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên trong quá trình học và thực tập
    sư phạm là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CBQLGD MN
    10. Các đóng góp mới của luận án
    - Luận án góp phần nâng cao tính khoa học của nội dung đào tạo cán bộ
    quản lý theo hướng tiếp cận lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM); đưa
    ra quy trình 5 bước vận dụng TQM vào quản lý trường học, xác định 7 hành
    động quản lý, 5 thủ thuật phát hiện vấn đề, 5 thủ thuật phân tích khi xây dựng
    kế hoạch quản lý của người hiệu trưởng.
    - Cải tiến dạy học bằng cách xây dựng quy trình lựa chọn các phương pháp
    tối ưu cho từng bài học. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối
    tượng học viên quản lý (lớn tuổi) là tăng cường thảo luận nhóm, khai thác kinh
    nghiệm cá nhân, tăng cường thực hành trong quá trình học và quá trình thực tập
    sư phạm một cách hiệu quả.
    - Đề xuất một số biện pháp tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá
    bằng cách xây dựng các quy trình hành động quản lý (hệ thống 20 chỉ số đánh
    giá kỹ năng thực hành, thang đánh giá) để giảng viên dạy và kiểm tra, học viên
    học và tự kiểm tra, giáo viên hướng dẫn thực tập biết hướng dẫn và đánh giá kết
    quả thực hành của học viên trong quá trình đào tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...