Tiểu Luận Biện pháp làm tốt công tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh khối lớp một

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
    Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan chức năng khác của cơ thể, tuổi học đường cũng là thời gian cho trẻ hoàn thiện hàm răng của mình. Nhưng cũng chính trong thời gian này có rất nhiều nguy cơ làm phát sinh những bệnh răng miệng ở trẻ. “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ”, nhưng nếu không có biện pháp tốt nhất để phòng tránh các bệnh răng miệng cho trẻ thì khi có bệnh xảy ra sẽ làm ảnh hưởng toàn diện đến sức khoẻ của trẻ, đến sự phát triển của cơ thể, thẩm mỹ, học tập và vui chơi của trẻ.
    2. Thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:
    Theo thống kê của viện Răng Hàm Mặt Việt Nam,tính chung về tình trạng sâu răng của trẻ em trên cả nước, tỉ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em Việt Nam được xếp vào loại cao nhất thế giới. Ở lứa tuổi 6 -8 tuổi, tỉ lệ sâu răng là 85%, cứ 3 trẻ lứa tuổi 15 – 17 tuổi thì có 2 em bị sâu răng vĩnh cửu.
    Theo thống kê của cục Y Tế Dự Phòng cũng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng. Ở lứa tuổi lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60 – 70% và đang có dấu hiệu tăng lên thời gian gần đây.
    Kết quả điều tra mới nhất về tình hình bệnh răng miệng tại Việt Nam cho thấy có 83,9% trẻ từ 6 -8 tuổi trung bình là 6 răng sâu / trẻ. Ở độ tuổi 12 tuổi, khi đã thay hết răng sữa, trung bình mỗi trẻ có 2 răng sâu. Ở độ tuổi 45 tuổi trở lên có 90% người bị sâu răng, trung bình là 8,5 cái răng sâu / 1 người. Kết quả điều tra cho thấy 80% trẻ em bị viêm lợi.
    Riêng đối với học sinh trường tiểu học Đoàn Quý Phi tôi phụ trách công tác nha học đường, trong những năm qua sau khi khám phát hiện ban đầu thì tỉ lệ bệnh răng miệng của học sinh toàn trường được thống kê như sau:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Năm học
    [/TD]
    [TD]Số học sinh khám
    [/TD]
    [TD]Tỉ lệ sâu răng
    [/TD]
    [TD]Tỉ lệ viêm lợi
    [/TD]
    [TD]Răng số 6 sâu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2008-2009
    [/TD]
    [TD]486
    [/TD]
    [TD]79,8%
    [/TD]
    [TD]81%
    [/TD]
    [TD]70,2%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2009-2010
    [/TD]
    [TD]469
    [/TD]
    [TD]78,5%
    [/TD]
    [TD]79,9%
    [/TD]
    [TD]71%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2010-2011
    [/TD]
    [TD]459
    [/TD]
    [TD]72,5%
    [/TD]
    [TD]75,8%
    [/TD]
    [TD]66,9%
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Qua đó cho thấy tỉ lệ học sinh mắc các bệnh về răng miệng rất cao. Đáng chú ý hơn là tỉ lệ sâu răng số 6 chiếm đến trên 60%. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có ý thức tự chăm sóc răng miệng cho mình và phần lớn phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ răng miệng của con em mình. Mặt khác, ở lứa tuổi này do đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn, nếu không có biện pháp tốt để tăng cường độ cứng chắc của men răng thì sâu răng rất dễ bị xảy ra.
    3. Lý do chọn đề tài:
    Khi trẻ được 6 tuổi thì hàm răng sữa của trẻ bắt đầu mọc lên chiếc răng vĩnh cửu đầu tiên, gọi là răng số 6 vì nó mọc ở vị trí thứ 6 trên cung hàm và mọc lên lúc 6 tuổi. Cũng trong thời gian này hệ răng vĩnh cửu bắt đầu thay thế dần cho hệ răng sữa. Nếu không được chăm sóc tốt, không trang bị cho trẻ những kiến thức và phương pháp cơ bản để phòng bệnh thì bệnh sẽ xảy ra và làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ răng miệng của trẻ sau này.Muôn làm giảm tỉ lệ bệnh răng miệng cho học sinh toàn trường thì trước hết phải làm giảm tỉ lệ bệnh răng miệng của học sinh khi các em bước vào lớp một (6 tuổi) và ngăn ngừa sâu răng khi nó mới vừa mọc lên.Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp làm tốt công tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh khối lớp một”.
    4. Giới hạn nghiên cứu:
    - Nội dung nghiên cứu: Phòng bệnh răng miệng.
    - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp một ( 6 tuổi ).
    III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    Bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh cửu, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường ( lớp 1 ). Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng “sún”. Khi chưa thay răng, răng sữa của trẻ chỉ có 20 chiếc. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không được phòng ngừa, không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lay lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho răng vĩnh cửu mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
    Đi cùng với bệnh sâu răng sữa là tình trạng viêm lợi. Đây là hai bệnh có quan hệ với nhau. Khi lợi viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi. Vì lợi bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình trạng viêm tiếp tục nặng hơn, nếu đã có sâu răng rồi thì càng nặng hơn. Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của quá phát viêm quanh răng. Khi bệnh nặng thì lợi không còn bám chắc vô răng nữa mà hình thành túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập phá huỷ. Trong túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn, quá trình này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng.
    Răng số 6 là chiếc răng quan trọng nhất trong hàm răng vĩnh cửu vì nó mọc khi các răng sữa chưa rụng nên người ta dễ lầm tưởng là răng hàm sữa và thường trễ mãn trong việc chăm sóc răng này, vì vậy nó thường bị sâu và nhổ bỏ đi rất sớm.
    *Tầm quan trọng của răng số 6 đối với khớp cắn bình thường:
    - Nó là chiếc răng vĩnh cửu đầu tiên được thành lập và mọc lên trước khi răng sữa mất đi và không được thay thế bất cứ răng sữa nào.
    - Nó là chiếc răng mà tất cả các răng vĩnh cửu khác mọc xung quanh. Nó thuộc loại chiếc răng hướng dẫn cho các răng vĩnh cửu mọc thẳng hàng.
    - Đây là chiếc răng lớn nhất, khỏe nhất, giúp rất nhiều cho sự nhai và cắn khớp, Chiếc răng này là chìa khoá cho việc chẩn đoán khớp cắn vì nó là chiếc răng mọc chuẩn nhất so với tất cả các răng vĩnh cửu khác đối với nền sọ.
    - Trong suốt thời gian răng sữa rụng đi thì 4 chiếc răng số 6 sẽ giúp giữ vững vị trí và chiều cao của 2 hàm mỗi khi cắn khớp lại với nhau. Nếu những răng số 6 này bị mất quá sớm thì toàn thể hàm răng bị mất trung bình đưa đến khớp cắn sai.
    IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    - Phần lớn học sinh là con em của những gia đình làm nghề nông và buôn bán nhỏ, phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề răng miệng của con em mình.
    - Trong quá trình ăn uống, các mảng bám thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ bị lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong vòm miệng phát triển sẽ tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều, lợi đã viêm nặng.
    - Bên cạnh đó, tình trạng thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng, răng bị “sún” làm cho nhiều trẻ có hàm răng vĩnh cửu mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn là điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển ở những chỗ răng mọc chen chúc, răng mọc lệch khiến quá trình đánh răng không sạch được, sẽ gây ra các bệnh răng miệng sau này.
    - Ở lớp dưới của trường mầm non các em học chưa được phủ chương trình nha học đường, nên khi bước vào lớp một các em còn rất nhiều bỡ ngỡ với công tác này. Mặc khác, các em cũng chưa được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng về thực hành chăm sóc răng miệng cho mình, tỉ lệ bệnh răng miệng của học sinh qua khám và điều tra ban đầu rất cao, cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...