Tiểu Luận Biện pháp giúp đội ngũ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1. Đặt vấn đề

    Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm mới, giải pháp mới để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Còn kinh nghiệm là những gì con người tích lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn.

    Trong lịch sử phát triển của mình, con người không ngừng phát triển sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm. Nhờ đó mà khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một tăng lên, hàng hóa dùng cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng dồi dào, phong phú về mẫu mã, tiện tích về mặt sử dụng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp cải tiến quản lí, cải tiến kỹ thuật đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp hàng tỉ đồng.

    Đối với ngành Giáo dục – Đào tào đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đóng góp tích cực cho sự thành công trong sự nghiệp giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.

    Về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước” (Trích Điều 18 Luật Giáo dục năm 2005). Trong các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục ta hiện nay cũng đã có những chỉ đạo trong việc thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một các toàn diện như chủ trương “mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi huyện có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011). Do đó, việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn là một nhiệm vụ chung của mỗi CB.GV làm công tác giáo dục.

    Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự nỗ lực của mỗi CB.GV nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị như: phong trào thi đua “Hai tốt”, đổi mới PP trong dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, . Mặc dù Ban giám hiệu hầu hết các trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ mình thực hiện đề tài SKKN nhưng tâm lý đội ngũ nói chung còn rất e dè khi thực hiện. Có nhiều trường hợp việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Đây là vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị của một sáng kiến kinh nghiệm còn xảy ra hiện nay. Chính vì thế, việc quan tâm cần tìm ra biện pháp nhằm giúp đỡ đội ngũ thực hiện SKKN trong nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần thiết hiện nay của Ban giam hiệu, đặc biệt là vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà trường, góp phần vào việc thực hiện tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...