Tài liệu Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Dự án Luật Xử lý vi phạm


    hành chính




    Trong quá trình hình thành và phát triển pháp luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC) ra đời ngày 6/7/1995 là một dấu mốc quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, các biện pháp xử lý hành chính1 (XLHC) đặc biệt vốn được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, có hiệu lực thấp từ giai đoạn trước năm 1975 đã được quy định trong Pháp lệnh XLVPHC năm 1995. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định thêm một biện pháp XLHC mới là giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là
    một biện pháp XLHC có tính cưỡng chế ít nghiêm khắc nhất so với các biện pháp XLHC khác, áp dụng chủ yếu đối với đối tượng có hành vi vi phạm nhỏ, tính chất đơn giản, rõ ràng, không nghiêm trọng, với tinh thần không cách ly họ khỏi cộng đồng mà ngược lại, dùng sức mạnh của cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia giáo dục, cảm hóa người vi phạm để họ sớm hối lỗi, sửa chữa sai lầm, trở thành công
    dân tốt trong xã hội2. Qua 8 năm áp dụng, một số quy định về biện pháp giáo dục


    tại xã, phường, thị trấn đã được sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 nhưng về cơ bản, vẫn giữ đúng tinh thần của Pháp lệnh năm 1995. Tuy nhiên, Pháp lệnh LXLVPHC hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, việc xây dựng Luật XLVPHC là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Hiện nay, Dự án Luật đang được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý. Dự kiến, Dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII với nhiều quy định mới và nhiều sửa đổi, bổ sung lớn theo quan điểm mới phù hợp với chủ trương, đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI.

    1. Những khó khăn, bất cập chủ yếu trong thực tiễn áp dụng biện pháp


    giáo dục tại xã, phường, thị trấn




    Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 23 và Chương VII Mục 1 từ Điều 70 đến Điều 74 của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và tại Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Thông tư số 22/2004/TT-BCA (V19) của Bộ Công an. Thực tiễn thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian qua đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập:


    (i) Theo Báo cáo Tổng kết thi hành Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, từ năm 2002 đến năm 2009 đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với 158.450 đối tượng3, bao gồm cả người đã thành niên và người chưa thành niên. Cần lưu ý rằng, mặc dù có một số quy định đặc thù trong trường hợp áp dụng biện pháp này đối với người chưa thành niên như có sự tham gia của Uỷ ban Dân số, gia đình, trẻ em (hiện nay cơ quan này đã bị giải thể) hoặc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhưng về cơ bản, pháp luật hiện hành vẫn quy định một trình tự, thủ tục chung cho việc áp dụng biện pháp này đối với cả người chưa thành niên và người thành niên.




    (ii) Pháp luật hiện hành chỉ quy định chung chung về việc quản lý, giáo dục đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nội dung này.


    (iii) Qua khảo sát, đánh giá tại một số địa phương trong toàn quốc cho thấy, tình trạng buông lỏng quản lý, giám sát đối tượng xảy ra khá phổ biến. Phần lớn các xã, phường mới chỉ thực hiện động tác mở sổ theo dõi, phân công người giám sát theo đúng thủ tục, còn việc giám sát trên thực tế ra sao, hiệu quả đến đâu thì hầu hết các cơ sở đều không nắm được.

    (iv) Nhiều thủ tục thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định trong Nghị định 163/2003/NĐ-CP không được triển khai hoặc chỉ đơn thuần được triển khai một cách hình thức trên thực tế.


    (v) Cán bộ cơ sở, điển hình là đội ngũ công an và tư pháp đều quá tải công việc tại địa phương. Ví dụ, cán bộ tư pháp cơ sở hiện nay đảm nhận khoảng 22 đầu việc, trong khi đó họ lại không được tập huấn nghiệp vụ, cộng với yếu tố thường xuyên thay đổi theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân cùng với các yếu tố khác, đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.


    (vi) Chưa có cơ chế nào được xác định rõ ràng trong việc phối hợp giữa gia đình, người giám sát, cộng đồng và chính quyền sở tại khi thực hiện biện pháp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...