Luận Văn Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​​​ 1. Lý do chọn đề tài
    Giao tiếp có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội. Con người sống trên đời phải có gia đình, bạn bè, người thân và xã hội. Chúng ta sống được với nhau, hiểu nhau đều phải thông qua giao tiếp. Giao tiếp có rất nhiều biểu hiện khác nhau: có thể bằng ngôn ngữ nói, bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng sự vuốt ve âu yếm. Giao tiếp cũng có thể thông qua bằng một món quà, một bó hoa hay một tấm bưu thiếp đơn giản. Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự giao tiếp của con người. Vì vậy ở bất cứ đâu vẫn thấy có sự xuất hiện của giao tiếp. Giao tiếp giúp con người tồn tại và phát triển.
    Trẻ em cũng có sự giao tiếp. Các em giao tiếp để tìm hiểu về thế giới xung quanh, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi của mình đối với cha mẹ hay sự vui chơi, đùa nghịch đối với bạn bè cũng là giao tiếp. Giao tiếp giúp các em hiểu được về thế giới xung quanh về phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc. Từ đó các em sẽ áp dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em đặc biệt là lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Các nghiên cứu đề cập đến các vấn đề như: “Hình thành hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ 5 – 6 tuổi” (tạp chí giáo dục, 2001), “Những phương hướng và biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ 5 tuổi” (kỉ yếu hội nghị khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2000),
    Giao tiếp rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ em. Nó lại càng cần thiết và quan trọng hơn đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT). Trẻ CPTTT khả năng giao tiếp rất kém. Các em thường bị động trước những tác động, những kích thích giao tiếp bên ngoài. Vấn đề giao tiếp của trẻ CPTTT cũng đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam các giáo trình cũng đã được dịch ra tiếng Việt để nhiều người có thể đọc và vận dụng. Có những giáo trình dạy cho giáo viên, phụ huynh cách giao tiếp với trẻ CPTTT để cho các em phát triển tốt khả năng giao tiếp của mình để phục vụ cuộc sống như quyển Small Step (quyển 3) được dịch theo nguyên bản của Úc. Mặc dù đã có nhiều tài liệu dạy phương pháp giao tiếp với trẻ CPTTT nhưng thực tế nó vẫn chưa được triển khai, áp dụng thành công vào trẻ CPTTT. Nguyên nhân có thể là phương pháp chưa phù hợp hay áp dụng không đúng đối tượng chậm phát triển trí tuệ. Do đó, nhiều trẻ CPTTT giao tiếp vẫn rất kém, thậm chí chỉ có thể nói được vài tiếng, những tiếng đó lại không được rõ ràng.
    Hiện nay chính phủ đã phê duyệt cho phép các trường tiểu học được phép dạy hoà nhập. Đó là hình thức học sinh khuyết tật học chung với học sinh bình thường ngay tại nơi trẻ sinh sống. Vì vậy đã tạo điều kiện rất tốt cho trẻ CPTTT phát triển khả năng giao tiếp của mình. Khả năng giao tiếp của trẻ được cải thiện nhưng giao tiếp của HS CPTTT cũng không thể được như học sinh bình thường. Trẻ vẫn còn có những khiếm khuyết trong giao tiếp và những hành vi bất thường. Những hành vi đó của các em cần phải được sự dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên, nhà trường và gia đình các em.
    Khối 1 là khối đầu tiên của cấp tiểu học, là khối học nền tảng cho các lớp học tiếp theo. Khi được giáo dục tốt ở lớp 1 thì các em sẽ tạo đà để phát triển ở các lớp tiếp theo. Học sinh mới từ mẫu giáo lên lớp 1, các em sẽ phải làm quen với cách học mới, những cách giao tiếp mới. Đây là điều khó khăn không chỉ học sinh bình thường mà cả học sinh CPTTT. Vì vậy cần phải giáo dục những hành vi nào, giáo dục như thế nào đối với trẻ CPTTT để trẻ có thể có những hành vi giao tiếp đúng đắn.
    Địa bàn quận Liên Chiểu – Đà Nẵng là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của chất độc màu da cam do chiến tranh để lại nên tỉ lệ HS CPTTT cũng thuộc loại cao của thành phố Đà Nẵng. Địa bàn có 13 trường tiểu học dạy hoà nhập trong đó đã có tới 109 trẻ khuyết tật được học hoà nhập và số trẻ CPTTT học hoà nhập là 83 trẻ. Giáo viên dạy hoà nhập đa số là giáo viên tiểu học bình thường được đi tập huấn kiến thức về trẻ khuyết tật và về giáo dục hoà nhập nên chất lượng giáo dục hoà nhập là chưa cao. Giáo viên dạy hoà nhập đã được tập huấn, học tập, bổ xung kiến thức, kinh nghiệm giáo dục trẻ CPTTT nhưng khi áp dụng vào thực tế thì kết quả không được như mong đợi. Chính vì vậy, HS CPTTT mặc dù được học trong trường hoà nhập nhưng khả năng giao tiếp, hành vi giao tiếp của các em vẫn còn hạn chế. Những phương pháp giáo dục của GV có thể là chưa phù hợp, cách vận dụng chưa đúng đối với các loại trẻ CPTTT.
    Với tất cả những lý do trên, kết hợp với mong muốn tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để có thể phát triển những hành vi giao tiếp phù hợp với văn hoá của Việt Nam, với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ CPTTT học hoà nhập tại địa phương, phương pháp dễ làm đối với giáo viên dạy hoà nhập, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...