Luận Văn Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo dục và đào tạo là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực con người cho mỗi công dân. (Cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp). Trong quá trình giáo dục ở nhà trường, nhiệm vụ giáo dục tri thức luôn phải gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, giáo dục đạo đức là một khâu then chốt để giáo dục nhân cách con người. Đạo đức là tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ đạo mối quan hệ giữa con người với nhau trong một cộng đồng, một xã hội nói chung. Cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, chống lại cái ác, hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng khẳng định sự tu dưỡng, tự giáo dục của chính mỗi cá nhân. Trong nền giáo dục từ xa xưa, ông cha ta vẫn rất đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức của con người. “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải chăng “lễ” là đức dục, là nền tảng cho sự phát triển và tài năng của con người. Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Bác còn chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”. Như vậy Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên để phát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá trị đạo đức phù hợp.


    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để phát triển giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao, trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên ở bất kì cấp học nào, bậc học nào cũng là người giữ trọng trách trước một thế hệ. Theo G.S -V.S Phạm Minh Hạc: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và nhân cách người thầy giáo là một nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục. Sứ mệnh ấy đặt lên vai người thầy giáo, đòi hỏi người thầy không những phải có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng mà còn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng để xứng đáng là người dẫn đường trên con đường dạy học và giáo dục”. Việc hình thành những phẩm chất đạo đức của người thầy giáo cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường sư phạm cần được quan tâm ngay từ khi họ bước vào trường vì: “Tri thức có thể có được bằng cách luyện cấp tốc trong một thời gian ngắn nhưng phẩm chất kĩ năng nghề nghiệp thì không thể có được trong ngày một ngày hai . Những phẩm chất đó muốn có phải được tổ chức giáo dục chặt chẽ ngay từ khi sinh viên mới bước vào trường”.


    Kết cấu của đề tài:


    Chương I:Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu


    Chương II:Thực trạng về biện pháp giáo dục đạo đức


    Chương III:Một số biện pháp giáo dục đạo đức Nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...