Tiểu Luận Biện pháp giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất bia

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    I. Tổng quan về ngành sản xuất bia ở Việt Nam 1
    II. Quy trình sản xuất bia 3
    1. Sơ đồ quy trình sản xuất bia 4
    2. Các công đoạn chính 5
    3. Các bộ phận phụ trợ 7
    III. Các chi phí cần thiết trong quy trình sản xuất bia 9
    IV. Các chi phí và tổn thất phát sinh trong quy trình sản xuất bia 10
    1. Tổn thất do hao phí nguyên liệu 10
    2. Tổn thất do hao phí trong quá trình tiêu thụ điện,nhiệt,nhiên liệu, nước và nguyên liệu phụ 11
    3. Các chí phí phát sinh do xử lý các vấn đề môi trường 12
    V. Các biện pháp giảm chi phí và tổn thất phát sinh trong sản xuất bia
    1. Ước tính tiềm năng tiết kiệm có thể đạt được từ việc áp dụng các biện pháp sản xuất tốt hơn tại các nhà máy bia Việt nam 14
    2. Các biện pháp cụ thể được áp dụng để giảm các chi phí và tổn thất phát sinh trong quá trình sản xuất bia 15


    MỞ ĐẦU
    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề cạnh tranh trên thị trường của các công ty ngày các trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Để tăng khả năng cạnh tranh của mình, yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là các công ty phải giảm thiểu tối đa các các chi phí và tổn thất phát sinh không cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    Ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, nhưng các công ty bia Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các công ty bia đang đối mặt với vấn đề “ Làm sao giảm chi phí hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh của mình”, bên cạnh đó các công ty cũng nên chú ý đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất bia.
    Nhằm mục đích tìm hiểu về quy trình sản xuất bia, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tối thiểu hóa các chi phí và tổn thất phát sinh trong quá trình sản xuất bia, tăng khả năng cạnh tranh cho các công ty bia Việt Nam Nhóm Beer đã quyết định chọn đề tài : Logistics Quy Trình Sản Xuất Bia.


    NỘI DUNG
    I. Tổng quan về ngành sản xuất bia ở Việt Nam
    - Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm được mọi người đón nhận và ưa thích. Xưởng sản xuất bia đầu tiên được đặt tên là xưởng sản xuất bia Chợ Lớn, do một người Pháp tên là Victor Larue mở vào năm 1875, là tiền thân của nhà máy bia Sài Gòn, nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn. Ở miền Bắc, vào năm 1889, một người Pháp tên là Hommel đã mở xưởng bia ở Làng Đại Yên, Ngọc Hà, sau trở thành nhà máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội. Cùng với quá trình hội nhập, ngành sản xuất bia phát triển về quy mô và trìnhđộ công nghệ, trở thành một ngành công nghiệp có thế mạnh khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.
    - Sản lượng bia tiêu thụ trong năm 2010 đạt 1,35 tỉ lít và con số này có thể tiến đến mức 2,8 lít vào năm 2015 ( bao gồm cả bia tươi). Trong khu vực châu Á Việt Nam đứng thứ 3 về sản lượng tiêu thụ sau Trung Quốc và Nhật Bản ở thị trường châu Á. Năm 2010, tổng giá trị sản lượng chiếm 97% giá trị sản lượng dồ uống có cồn và năm 2011 là 98%.Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại VN, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm.
    - Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, khoảng 20 nhà máy bia có công suất lớn (trên 50 triệu lít/năm), còn lại là các nhà máy qui mô 20 triệu lít/năm và các nhà máy nhỏ công suất 10 triệu lít/năm (rất khó thống kê đầy đủ do đây là các nhà máy ở địa phương, không tham gia Hiệp hội Bia VN).
    - Có rất nhiều thống kê về sản lượng bia ở VN. Bộ Công nghiệp cho rằng sản lượng bia năm 2005 ở VN là 1,3 tỉ lít bia. Song tính toán của hiệp hội là khoảng 1,5 tỉ lít. Tốc độ đầu tư vào sản xuất bia đã tăng rất cao từ những năm đầu thập niên 1990 trở lại đây, với sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế như quốc doanh, liên doanh, T.Ư, địa phương, 100% vốn nước ngoài, tư nhân, cổ phần.
    - Sản lượng bia cũng tăng trưởng với tốc độ cao: 30% những năm từ 1990-1996; 10-15% những năm từ 1996 đến nay. Hiện tại, mức tiêu thụ bình quân ở nước ta là 15,8 lít bia /người/năm.
    - Hai hãng hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp bia của Việt Nam hiện nay là Sabeco và Habeco, chiếm giữ khoảng 50% thị phần, trong đó Sabeco chiếm khoảng 35% thị phần, Habeco khoảng 15% thị phần bia cả nước. Hai hãng này vẫn đang tiếp tục có những kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ trong nước, tạo thế cạnh tranh lớn trên thị trường và phục vụ xuất khẩu.
    - Tính đến đầu tháng 7/2009, Tổng Công ty Cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã sản xuất, tiêu thụ 406,6 triệu lít bia; tổng doanh thu đạt 6.603 tỷ 486 triệu đồng. Ngoài thị trường trong nước, SABECO còn xuất khẩu các sản phẩm bia sang châu Âu, Nhật Bản, Ðài Loan (Trung Quốc), Australia, Cam-pu-chia Theo kế hoạch cả năm 2009, SABECO tự sản xuất 360 triệu lít bia gồm bia chai 450, bia chai 355 và bia lon 333 và cùng hợp tác liên kết sản xuất 490 triệu lít các loại. Tổng doanh thu cả năm ước đạt 13.479 tỷ 021 triệu đồng. Năm 2011, riêng Habeco và Sabeco đã có sản lượng khoảng 1,9 tỷ lít/năm, chiếm 60% công suất sản xuất bia cả nước.
    II. Quy trình sản xuất bia
    - Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt đại mạch, nước, hublon và nấm men. Nhiều loại nguyên liệu thay thế malt trong quá trình nấu là gạo, đường và các loại dẫn xuất từ ngũ cốc; các nguyên liệu phụ khác đuợc sử dụng trong quá trình lọc và hoàn thiện sản phẩm như bột trợ lọc, các chất ổn định. Nhiều loại hóa chất đuợc sử dụng trong quá trình sản xuất như các chất tẩy rửa, các loại dầu nhờn, chất bôi trơn, chất hoạt động bề mặt Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu phụ thuộc vào chủng loại bia sẽ được sản xuất.
    - Các công nghệ sản xuất bia của các nhà sản xuất khác biệt bởi quy mô và các kỹ thuật sản xuất: quy mô nhỏ (6.000-10.000 lít/năm) với thiết bị đơn giản (gọi là bia thủ công); các quy mô công nghiệp phổ biến thường nằm trong khoảng 20 – 100 triệu lít/năm.Trong những năm gần đây xu hướng đầu tư các nhà máy công suất lớn được các hãng lớn trên thế giới như Anheuser Busch, Inbev, Carlsberg, Heineken, Asahi, Kirin tiến hành.Các nhà máy mới có thể có công suất 200-500 triệu lít/năm. Các kỹ thuật sản xuất trong mỗi nhà máy ở mỗi công đoạn sản xuất của các hãng rất khác nhau do các quan diểm về công nghệ, tạo sản phẩm khác biệt và cũng có nhiều giải pháp công nghệ được lựa chọn có xuất phát diểm là lý do môi truờng và phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...