Tiểu Luận Biện pháp giảm thiểu tổn thất trong quá trình di chuyển nguyên vật liệu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Logistics Việt nam đang ở giai đoạn đầu, chi phí cho logistics ở Việt Nam hiện khoảng 25% GDP (theo ông Nguyễn Hồng Trường, Bộ Giao thông Vận tải), tương đương hơn 25 tỷ USD. Chi phí giao nhận kho vận còn chiếm tới hơn 20% giá thành sản phẩm trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ khoảng 8% - 12%.
    Tổng lượng vận chuyển hàng hoá của Việt Nam khoảng 200 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam lên đến trên 20%/năm. 70% vận chuyển hàng hoá ở khu vực phía Nam. Vai trò trung tâm đến năm 2000 thuộc về cảng Sài Gòn, 2000 – 2011 là cảng Cát Lái còn từ năm 2012 sẽ thuộc về cảng Cái Mép, nơi có thể cho tàu 100.000 tấn cập cảng
    Vận tải là một hoạt động không thể thiếu trong tổ chức, người ta luôn phải vận chuyển nguyên vật liệu đến và thành phẩm đi. Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động logistics, nó giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất. Để hoạt động logistics đạt chất lượng cao và hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải.
    Thông qua bài này nhóm muốn đưa ra các khái niệm, vấn đề cơ bản, các lãng phí thất thoát có liên quan đến quy trình vận tải nguyên vật liệu trong hoạt động logistics, để khi gặp phải ta có thể tìm ra được nguyên nhân và đưa ra được những biện pháp khắc phục hiệu quả.


    MỤC LỤC
    Danh sách nhóm .3
    LỜI MỞ ĐẦU .4
    MỤC LỤC .5
    1.VẬN TẢI 6
    1.1 Khái niệm .6
    1.2 Vai trò vận tải 6
    1.3 Các phương thức vận tải .6
    2. QUY TRÌNH VẬN TẢI .7
    2.1 Khái niệm 7
    2.2 Quy trình vận tải .8
    2.2.1 Trường hợp doanh nghiệp thuê công ty vận chuyển .9
    2.2.2 Trường hợp doanh nghiệp tự vận chuyển 10
    3. CHI PHÍ VẬN TẢI 10
    3.1 Các loại chi phí vận tải 10
    3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải 11
    4. CHI PHÍ THẤT THOÁT 12
    4.1 Các nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát .12
    4.2 Biện pháp khắc phục .17
    KẾT LUẬN


    1. VẬN TẢI
    1.1 Khái niệm
    Vận tải là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương tiện chuyên chở, quá trình vận chuyển có thể qua một phương tiện hoặc nhiều loại phương tiện khác nhau, tùy thuộc quảng đường và nơi có nhu cầu về hàng hóa.
    1.2 Vai trò vận tải
    Vận tải có vai trò đặc biệt và ngày càng quan trọng hoạt động logistics, bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí logistics. Vì vậy, vận tải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
    Vận tải được coi là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm ,nếu như quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất khác.
    1.3 Các phương thức vận tải
    Đường sắt
    Thích hợp với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự ly vận chuyển dài.
    Mặt hạn chế của đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hỏa chỉ cung cấp dịch vụ từ ga này đến ga kia, chứ không thể đến một địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu thường đi theo lịch trình cố định, tần suất thấp, tốc độ chậm. Do đó, dù có giá cước thấp nhưng đường sắt không được sử dụng như một phương tiện vận tải độc lập mà thường sử dụng kết hợp với các phương tiện vận tải khác.
    Đường thủy
    Đường thủy là phương tiện có tổng chi phí thấp nhất. Thích hợp với những loại hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp và hàng đổ rời trên các tuyến đường trung bình và dài.
    Đường thủy có hạn chế là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng của thời tiết và tuyến đường có hạn, tính linh hoạt kém.Tuy nhiên đối với ngoại thương đây là phương tiện thống trị, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các loại tàu lớn có khả năng chịu được sự biến động của thời tiết.
    Đường bộ
    Ưu điểm của đường bộ là có tính linh động và tiện lợi cao có thể vận chuyển hàng hóa đi mọi nơi, mọi chỗ, lịch trình vận chuyển linh hoạt. Vì vậy, đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, nhanh chóng, an toàn thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ.
    Đường hàng không
    Đường hàng không có tốc độ nhanh nhất và an toàn nhất. Nhưng vì chi phí cao nên thường chỉ thích hợp với những mặt hàng gọn, nhẹ, có giá trị lớn hoặc phải vận chuyển gấp.
    Đường ống
    Đây là con đường hữu hiệu, an toàn để vận chuyển chất lỏng, khí hóa lỏng. Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường ngoại trừ trường hợp đường ống bị nứt, vỡ. Tốc độ vận chuyển chậm, nhưng liên tục.
    Vận tải đa phương thức
    Vận tải đa phương thức hay còn gọi là vận tải liên hợp là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
    Vận tải đa phương thức kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường biển – hàng không, hàng không – xe lửa – đường bộ hay kết hợp của tất cả các phương thức này một cách thích hợp sao cho vừa bảo đảm thời gian vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm được tối đa chi phí.
    2. QUY TRÌNH VẬN TẢI
    2.1 Khái niệm
    Quy trình vận tải là hệ thống các công việc được thực hiện nhằm di chuyển hàng hoá từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của quy trình mua, bán với chi phí thấp nhất. Quy trình vận tải là một mắt xích trong hai quy trình hậu cần cơ bản của doanh nghiệp là quy trình mua và quy trình bán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...