Luận Văn Biện pháp giảm thiểu lãng phí do tồn kho

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    I. Khái niệm và tầm quan trọng của tồn kho:
    1. Khái niệm
    2. Nguyên nhân tồn kho
    3. Ý nghĩa
    II. Tồn kho không cần thiết
    1. Chi phí liên quan tồn kho
    2. Biểu hiện tồn kho không cần thiết
    3. Lãng phí, thiệt hại do tồn kho không cần thiết
    III. Giải pháp đối với tồn kho không cần thiết:
    1. Xây dựng nhận thức
    2. Tồn kho chuẩn
    3. Công cụ chất lượng
    4. Thiết kế kho chuẩn
    IV. Kết luận.


    Xã hội ngày càng phát triển đi lên, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng khó đáp ứng. Vì vậy, việc phát triển và tạo thế đứng vững chắc trên thương trường kinh tế, đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho các nhà quản trị. Công việc đòi hỏi bây giờ không chỉ là có hàng hóa để cung cấp ra thị trường mà tạo thử thách khó hơn cho họ nữa, đó chính là bắt kịp những suy nghĩ, những phong cách tiêu dùng mới để kịp thời điều chỉnh việc sản xuất và cung ứng cho thị trường những mặt hàng mới lạ. Và dữ trữ hàng tồn kho là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp vẫn sử dụng trước giờ để dự trữ hàng hóa nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng mỗi khi thị trường gặp lúc khan hiếm. Thế nhưng, việc dự trữ hàng tồn kho đôi khi làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lưu chuyển dòng tiền do những sản phẩm chưa kịp đưa ra thị trường hoặc có khi do kho, bãi chứa bị bão hòa gây khó khăn cho việc sản xuất cũng như bảo quản Tất cả những khó khăn về tồn kho đã dần dần hình thành một khái niệm, đó chính là “ tồn kho không cần thiết”. Chuỗi các hàng tồn không cần thiết gây ra những thiệt hại không đáng có của các doanh nghiệp sản xuất như là: hàng phế phẩm, sản xuất thừa, nguyên vật liệu nhập nhiều hơn cần thiết, Hạn chế và loại bỏ những lãng phí hay “chất thải” trên là một bài toán quyết định sự thành công cho nhà quản lý chuỗi cung ứng thực thụ. Vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng,thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường. Vấn đề đặt ra cho bản thân nhà điều hành lúc bấy giờ, chính là việc va chạm, thăm dò thực tế quá trình sản xuất của phân xưởng để tìm ra các nguyên nhân thực sự gây ra dư thừa có hại cho toàn hệ thống. Từ đó, đề ra các biện pháp cũng như các công cụ cải tiến quy trình, thay đổi hệ thống một cách có chọn lọc, duy trì và phát triển những phương pháp mang lại những thay đổi tích cực, nâng cao mục đích lợi nhuận chính là công việc cáp bách và cần thiết nhất. Và để nắm bắt sâu sắc hơn những nguyên nhân gây ra tồn kho không cần thiết cùng với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc điều hành quản lý cũng như các phương pháp giải quyết vấn đề trên, là nội dung mà “nhóm 1” sẽ thông tin và trình bài trong nội dung bài làm của mình.


    I. Khái niệm và tầm quan trọng của tồn kho:
    1. Khái niệm:
    Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.
    Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
    Hệ thống tồn kho là một tập hợp các thủ tục xác định lượng hàng hoá tồn kho sẽ được bổ sung mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả.
    Phân loại:
    a. Mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho:
     hàng tồn kho ở khâu dự trữ: nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ .
     hàng tồn kho ở khâu sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL,bán thành phẩm ,công cụ dụng cụ ,và gồm cả các sản phẩm dở dang.
     hàng tồn kho ở khâu lưu thông: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá,thành phẩm, hàng gửi bán.


    Sơ đồ: Phân loại HTK ở doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất.

    b.Nguồn hình thành:
     Hàng mua từ bên ngoài:là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
     Hàng mua nội bộ:là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty. Bao gồm hàng tồn kho tự gia công và hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác (nhập từ liên doanh,liên kết ,hàng tồn kho được biếu tặng).


    2. Nguyên nhân tồn kho:
    Có 4 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho.
    ã Thứ nhất, có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua.
    ã Thứ hai, có những bất chắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Ví dụ như tác động đột biến của nền kinh tế, biến động giá cả, nhu cầu thay đổi, sản phẩm cạnh tranh, hàng nhập khẩu, . Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm shock.
    ã Thứ ba, để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
    ã Thứ tư, DN dư thừa năng lực sản xuất. Ví dụ như dây chuyền sản xuất buộc phải hoạt động với năng suất qui định thì mới đạt hiệu quả, không giảm tuổi thọ máy móc, .đôi khi việc khởi động máy móc nhiều lần (vì mục đích tiết kiệm hoặc đã sản xuất đủ nhu cầu nên không hoạt động máy móc nữa, .) tiêu tốn lượng lớn nhiên liệu và giảm tuổi thọ máy móc, vì vậy nên DN vận hành máy móc hết công suất và dẫn đến dư thừa, tồn kho.
    3. Chức năng của tồn kho:
    ã Chức năng chủ yếu của tồn kho là liên kết quá trình sản xuất hay cung ứng – chức năng liên kết.
    ã Chức năng tiếp theo của tồn kho là chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát
    ã Một chức năng nữa không kém phần quan trọng của quản trị tồn kho là chứcnăng khấu trừ theo sản lượng.
    Ta có thể đưa ra một số lý do cho việc cần thiết phải tồn kho như sau:
    + Đối với thành phẩm: ta cần chuẩn bị một lượng hàng trước khi giao hàng, do năng lực sản xuất có hạn, sản phẩm có thể dùng để trưng bày cho khách hàng.
    + Đối với bán thành phẩm: chúng ta không thể kết hợp 2 giai đoạn sản xuất lại. Sảnxuất và vận chuyển các lô hàng lớn khiến cho tồn kho nhiều hơn nhưng có thểgiảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
    + Đối với vật liệu thô: Do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển một vài vật liệu thô theo lô. Hơn nữa, lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng.
    4. Ý nghĩa tồn kho:
     Tồn kho là mắc xích quan trọng của chuỗi cung ứng, liên kết các giai đoạn cung ứng, sản xuất, tiêu thụ.
     Chủ động cân bằng cung cầu.
     Có thể sản xuất được các đơn hàng đặc thù, đáp ứng được nhu cầu tăng thêm của khách hàng.
     Tiết kiệm chi phí vốn lưu động và chi phí dự trữ, có thể hưởng chiết khấu nếu mua với số lượng lớn. Từ đó cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giúp hạ giá thành, tăng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận.
    II. Tồn kho không cần thiết:
    Tồn kho không cần thiết ( lãng phí về tồn kho) nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn.
    1. Chi phí liên quan tồn kho:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...