Tiểu Luận Biện pháp giảm thiểu lãng phí do sản xuất thừa trong sản xuất

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong sản xuất ngày nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra lãng phí. Nhiều nguyên nhân tưởng chừng nhỏ mà doanh nghiệp thường bỏ qua lại là một mối nguy đến toàn thể doanh nghiệp đó, khi chúng xảy ra đồng loạt trên diện rộng.
    Về cơ bản có 7 loại nguyên nhân chính gây ra lãng phí, tuy nhiên danh sách này đã được thêm vào dựa trên việc áp dụng Lean Manufacturing, đó là: sản xuất thừa, khuyết tật, tồn kho, di chuyển, chờ đợi, thao tác, sửa sai, gia công thừa, kiến thức rời rạc.
    Trong các loại khuyết tật kể trên, thì sản xuất thừa là một loại lãng phí nghiêm trọng và kinh khủng nhất, gây ảnh hưởng không chỉ ở tầm doanh nghiệp mà còn tác động đến cả nền kinh tế vĩ mô.
    Vì thế trong bài tiểu luận này nhóm sẽ trình bày về các nguyên nhân, hậu quả của việc sản xuất dư thừa đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề này một cách hiệu quả.

    Mục lục


    DANH SÁCH NHÓM
    LỜI MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    I. SẢN XUẤT THỪA 4
    1. Nhận thức về giá trị tăng thêm và lãng phí .4
    2. Khái niệm 5
    3. Các dấu hiệu nhận biết sản xuất thừa 6
    II. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 7
    1. Nguyên nhân 8
    2. Hậu quả 12
    III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 13
    1. Sàn xuất kéo 12
    2. Áp dụng mô hình JIT 15
    3. Cải tiến liên tục (Continuous Improvement/ - Kaizen) 18
    4. Áp dụng công cụ TPM 19
    5. Các chỉ tiêu đo lường 21
    KẾT LUẬN

    I. SẢN XUẤT THỪA
    I. Nhận thức về giá trị tăng thêm và lãng phí
    Trong Lean Manufacturing, giá trị của một sản phẩm được xác định hoàn toàn dựa trên những gì khách hàng thật sự yêu cầu và sẵn lòng trả tiền để có được. Các hoạt động sản xuất có thể được chia thành ba nhóm sau đây:


    Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các hoạt động chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.


    Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Bất kỳ những gì không tạo ra giá trị tăng thêm có thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm. Một cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách hàng không sẵn lòng trả tiền mua.


    Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại. Dạng lãng phí này có thể được loại trừ về lâu dài chứ không thể thay đổi trong ngắn hạn. Chẳng hạn như sản xuất cao hơn mức nhu cầu dùng để dự trữ, dự phòng có thể dần dần được giảm thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...