Thạc Sĩ Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 24/11/13
    Last edited by a moderator: 24/11/13
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

    Mục lục
    1. đặt vấn đề 1
    1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài .1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 3
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .3
    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
    2.1. Rủi ro của Ngân hàng 4
    2.1.1. Rủi ro nói chung 4
    2.1.2. Rủi ro với Ngân hàng .5
    2.2. Tín dụng và Rủi ro tín dụng .7
    2.2.1. Tín dụng .7
    2.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng 10
    2.2.3. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng 12
    2.2.4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 14
    2.2.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng [8]. 21
    2.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng .28
    2.3. Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số Ngân hàng 29
    2.3.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng
    Citibank của Mỹ 29
    2.3.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của các Ngân hàngThái Lan [7] .31
    2.3.3. Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro của NHTM Việt Nam .34
    3. đặc điểm chi nhánh NHNo&ptnt nghĩa hưng và
    phương pháp nghiên cứu .38
    3.1. Sơ lược về Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.38
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .38
    3.1.2. Tổ chức và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa
    Hưng tỉnh Nam Định .41
    3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua .43
    3.2. Phương pháp nghiên cứu .53
    3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .53
    3.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu .53
    3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .53
    3.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 54
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 55
    4.1. Rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưngtỉnh NĐ .55
    4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng
    tỉnh NĐ .55
    4.1.2. Phân loại nợ quá hạn 56
    4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại Chi nhánh .67
    4.2.1. Khách quan 67
    4.2.2. Chủ quan từ NHNo huyện Nghĩa Hưng 71
    4.3. Những biện pháp đ6 thực hiện và kết quả đạt được trong quản lý rủi ro
    tín dụng của Chi nhánh Nghĩa Hưng .75
    4.3.1. Những biện pháp đ6 thực hiện .75
    4.3.2. Kết quả và những hạn chế của các biện pháp 80
    4.4. Đề xuất biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại Chinhánh NHNo huyện
    Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đến năm 2012 .85
    4.4.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHNo Nghĩa Hưng đến 2012 85
    4.4.2. Đề xuất biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo
    Nghĩa Hưng .87
    5. kết luận và kiến nghị .103
    5.1. Kết luận .103
    5.2. Kiến nghị 105
    5.2.1. Với Chính phủ .105
    5.2.2. Với NHNo&PTNT Việt Nam .106
    5.2.3. Kiến nghị với NHNo tỉnh Nam Định .106


    1. đặt vấn đề
    1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
    Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng trong hiệp định
    thương mại Việt-Mỹ và gia nhập tổ chức thương mại WTO đ6 và đang đặt ra
    cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức to lớn. Vì từ
    năm 2010, lĩnh vực Ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn. Vậy, để hội nhập thành
    công và không bị mất chỗ đứng trên thị trường, các Ngân hàng thương mại
    Việt Nam phải lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế, không ngừng
    nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố nâng cao năng lực cạnh
    tranh và khẳng định tiềm lực của Ngân hàng là biện pháp giảm rủi ro, đây là
    vấn đề các Ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm.
    Trong nền kinh tế thị trường hoạt động Ngân hàng có thể gặp các rủi ro
    như: Rủi ro l6i suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh khoản,
    rủi ro về nguồn vốn, tất cả các rủi ro trên dù lớn hay nhỏ cũng đều gây tổn thất
    cho Ngân hàng. Đặc biệt đối với Ngân hàng Nông nghiệp đối tượng đầu tư tín
    dụng, thị phần đầu tư tín dụng Nông nghiệp nông thôn là chủ yếu thì mức rủi
    ro tín dụng lại càng cao do chịu nhiều rủi ro kháchquan. Nghiên cứu về rủi ro
    trong hoạt động Ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết đối với hệ thống
    NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu này cho ta thấy rõ được các loại rủi ro.
    Nhất là rủi ro tín dụng, nguyên nhân xuất hiện rủi ro tín dụng và hậu quả của
    nó, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro tín
    dụng, giảm thiểu tổn thất cho hệ thống Ngân hàng.
    Thực tế hoạt động của NHTM Việt Nam trong thờigian qua là một minh
    chứng cho nhận định này. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng
    tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa
    có khuynh hướng giảm vững chắc. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế
    giới và khu vực, các NHTM cũng đứng trước những thách thức mới và đi kèm
    với nó là tiềm ẩn những rủi ro. Chính vì vậy, vấn đề rủi ro trong hoạt động
    Ngân hàng đang trở thành vấn đề x6 hội quan tâm và mang tính thời sự cao,
    việc tìm ra các biện pháp để khắc phục, xử lý nhữngkhoản rủi ro tín dụng và
    hạn chế những khoản rủi ro tín dụng mới phát sinh tại các NHTM Việt Nam
    đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.
    NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng cũng gặp những rủi ro như các Ngân
    hàng khác, tuy vậy do địa bàn hoạt động cụ thể gắn với huyện nghèo của tỉnh
    Nam Định nên biểu hiện rủi ro cũng có những đặc thùriêng.
    Với những lý do trên, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn GS.TS.
    Phạm Thị Mỹ Dung, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Viện sau đại học,
    tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại Chi
    nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại
    Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa
    Hưng.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng làmcơ sở cho việc đánh
    giá thực trạng và đề xuất biện pháp giảm rủi ro tíndụng.
    - Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi
    nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
    NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng.
    1.3. Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
    - Trong quá trình hoạt động Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng
    tỉnh Nam Định thường gặp những loại rủi ro tín dụng nào, nguyên nhân từ
    đâu?
    - Muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện
    Nghĩa Hưng thì cần áp dụng các biện pháp nào?
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa
    Hưng tỉnh Nam Định.
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung
    ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
    NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. ðề tài cũng đề cập đến các
    loại rủi ro khác ở mức độ nhất định để có cái nhìn tổng quát về rủi ro và đề ra
    biện pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
    NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng.
    - Phạm vi về không gian
    Đề tài đuợc nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hưng.
    - Phạm vi thời gian
    Đề tài đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT
    huyện Nghĩa Hưng từ năm 2007 – 2009, các biện phápgiảm rủi ro tín dụng
    được đề xuất đến năm 2012.


    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    2.1. Rủi ro của Ngân hàng
    2.1.1. Rủi ro nói chung
    Rủi ro tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực trong cuộc sống, hiện diện ở
    hầu hết trong mọi hoạt động của con người. Ngày naycó rất nhiều khái niệm
    về rủi ro do những trường phái và tác giả khác nhau đưa ra. Nhưng nhìn
    chung, chúng ta có thể chia ra làm hai trường phái lớn sau [5].
    * Trường phái truyền thống (hay gọi là trường phái tiêu cực)
    Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan
    đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con
    người [5].
    * Trường phái trung hoà
    Rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực
    vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy
    hiểm Cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội [5].
    Có các dạng phân loại rủi ro như sau:
    * Phân theo nguồn gốc rủi ro [3].
    - Rủi ro tự nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như.
    Lũ lụt, mưa đá, hạn hán, động đất, ô nhiễm môi trường gây ra những rủi ro
    này thường gây thiệt hại to lớn về người và của.
    - Rủi ro x6 hội: Là những rủi ro gây ra do sự thay đổi chuẩn mực giá trị,
    hành vi của con người, cấu trúc x6 hội, các định chế
    - Rủi ro kinh tế: Là những rủi ro do môi trường kinh tế gây ra như tốc độ
    phát triển kinh tế, tăng trưởng, suy thoái, lạm phát, thiểu phát
    * Phân theo mức độ rủi ro
    - Rủi ro cá nhân: Là rủi ro chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân.






    Tài liệu tham khảo
    1. Nguyễn Kim Anh (2008) Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân
    hàng, Học viện Ngân hàng
    2. Lê Hữu ảnh (2007), Tài chính – Tín dụng nông thôn: Tóm tắt toàn
    cảnh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
    3. Lê Hữuảnh (2007), Quan hệ giữa lợi nhuận – rủi ro trong quản lý tài
    chính và các ứng dụng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    4. Ngô Thị Minh Châu (2009), Phân tích rủi ro tín dụngcủa sở giao dịch I
    Hà Nội, Ngân hàng công thương Việt Nam, Đại học Nông nghiệp Hà
    Nội.
    5. Phạm Thị Mỹ Dung (2007), Phân tích kinh tế Nông nghiệp, Đại học
    Nông nghiệp Hà Nội.
    6. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của
    thống đốc NHNN Việt Nam.
    7. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    8. Khoa Ngân hàng (2005), Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, Học
    viện Ngân hàng.
    9. Lương Đức Hoản (2008), Rủi ro của Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố
    Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    10. Lê Hồng Hạnh (TS. Tô Kim Ngọc) (2008), Rủi ro l6i suất và giải pháp
    hạn chế rủi ro l6i suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Học
    viện Ngân hàng.
    11. Fredeic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính,
    NXB Khoa học Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủiro trong hoạt
    động kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê Hà Nội.
    13. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB
    Thống kê, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...