Tài liệu Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng - Sáng kiế

Thảo luận trong '5 Tuổi' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I . PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    I: Lý do chọn đề tài 2
    II: Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 3
    III: Thời gian và địa điểm 3
    IV: Đóng góp về mảng thực tiễn 3
    V: Phương pháp nghiên cứu

    PHẦNII.NỘI DUNG 5
    CHƯƠNGI:TỔNGQUAN 5
    I: Những cơ sở lý luận 5
    II: Cơ sở thực tiễn. 6
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 9
    II: Tìm hiểu thực trạng và khả năng hứng thú học toán của trẻ 9
    III: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 9
    1: Tạo môt trường toán học cho trẻ
    2. Sáng tạo,linh hoạt thay đổi hình thức gây hứng thú cho trẻ 11
    3. Sáng tạo một số trò chơi 14
    4. Ưng dụng công nghệ thông tin 17

    III: Kết quả thực hiện 19
    1. Kết quả 19
    2: Bài học kinh nghiệm 20
    PHẦN III: KẾT LUẬNVÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 21
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
    NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN 24


    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Chúng ta đang ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng dặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông.
    Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào tuổi học trò và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
    Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc. Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5, 6, 7, .10. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
    Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học toán” cho trẻ ở trường nầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học.”
    ----------------
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1: “Tâm lý học trẻ em trước tuổi học
    - Nguyễn ánh Tuyết ( NXBGD 1998 )
    2: “ Giáo dục học” tập I - II
    - Hà Thế Ngữ , Đặng Vũ Hoạt ( NXBGD 1979 )
    3: “ Phương pháp HTCBTTSĐ”
    - TS Đỗ Thị Minh Liên ( NXB ĐHSP )
    4: “Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo”
    -Trần Thị Trọng ( Tạp trí giáo dục mầm non).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...