Tiểu Luận Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :

    Thực trạng ngành giáo dục ngày nay, không phải nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, kém chất lượng. Cảm nhận như một bức tranh ảm đạm, ngổn ngang những tồn tại nhiều tiêu cực: nào là học sinh ngồi nhầm lớp, thầy đứng nhầm lớp, đạo đức học sinh sa sút, hiện tượng chạy trường, thầy nhục mạ trò Mà thực ra, từ sau năm 1945 cho đến nay, trong hoàn cảnh đất nước trải qua chiến tranh với nhiều mất mát về vật chất cũng như tinh thần, ngành Giáo dục cũng đã đem đến cho xã hội rất nhiều thành tựu, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Chúng ta phải nhìn bức tranh ấy với góc độ lạc quan hơn, tự tin hơn. Người thầy giáo chính là những họa sĩ với đôi tay tài hoa sáng tạo để sáng tác nên bức tranh trí tuệ và tình cảm của con người. Từ cổ chí kim, chưa có ai trở thành những đại gia giàu có từ nghề dạy học của mình. Nếu có thu nhập kha khá đi nữa đối với những giáo sư, tiến sĩ . có chăng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của một con người, số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chất lượng của ngành Giáo dục có phát triển vững chắc hay không, đó chính nhờ vào đội ngũ thầy, cô giáo. Mặc dù ở đâu đó vẫn còn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn nữa, làm công tác quản lý không chỉ có kiểm tra, nhắc nhở, phê bình mà phải biết khơi gợi trong mỗi đồng chí, đồng nghiệp của mình ngọn lửa của bầu nhiệt huyết tự tạo cho mình một bức cản, chống chọi lại những tiêu cực trong xã hội cho mình và cho các em học sinh thân yêu, xây dựng ngôi trường trở thành chiếc nôi thứ hai ấm áp tình người với những kiến thức trong bể sa mạc kiến thức của nhân loại cho các em học sinh thân yêu.

    Cốt lõi con người là sản phẩm tổng hoà của những mối quan hệ xã hội, tự nhiên. luôn hiện hữu hai mặt đối lập: cái thiện , ác, cái tốt, xấu, tích cực , tiêu cực Người quản lý phải tự hướng cho mình, cho đồng nghiệp và các em học sinh đến cái tốt, cái thiện, cái tích cực ., lấy “LÒNG NHÂN ÁI” làm bài học đầu đời, để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều bị qui luật kinh tế thị trường chi phối. Tất cả các sản phẩm làm ra đều hạch toán lãi, lỗ, thì ngành giáo dục cũng không thoát khỏi quỹ đạo ấy. Tuy nhiên, ngành giáo dục mang tính đặc thù riêng, đối tượng, đối tác của Ngành là con người, sản phẩm của giáo dục là con người và chính là nhân tố tích cực giải quyết bài toán sản phẩm có chất lượng hay không ở các ngành khác. Hơn nữa, mối quan hệ giữa con người với con người, người quản lý với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Nói đến phụ huynh học sinh là nói đến xã hội, phạm vi ảnh hưởng quan hệ rộng lớn. người làm công tác quản lý phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự học, tự sáng tạo, tìm ra những giải pháp tối ưu trong công tác, để đạt hiệu quả cao nhất,

    Đứng ở vị trí người làm công tác quản lý, qua bao nhiêu thời gian trăn trở, từ những cơ sở lý luận ban đầu và qua thực tế tôi có một số kinh nghiệm ít ỏi, mà thật ra gọi là những việc làm và suy nghĩ thì đúng hơn thực tế đã thực hiện và bước đầu gặt hái được một số kết quả xin được đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...