Báo Cáo Biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk(Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk(Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    Mục lục
    Mục Nội dung Trang
    Phần I PHẦN MỞ ĐẦU
    I Lý do chọn đề tài 2
    II Mục đích nghiên cứu 3
    III Đối tượng nghiên cứu 3
    IV Nhiệm vụ của đề tài 3
    V Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4
    2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển 4
    3. Các phương pháp 4
    VI Phạm vi đề tài 4
    Phần II NỘI DUNG
    C.I Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác XHHGD
    1. Bản chất của mối Quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng Xã hội 5
    1.2 Với gốc độ Lịch sử của vấn đề XHH giáo dục ở nước ta 5
    1.3 Xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định 6
    1.4 Huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục là một kinh nghiệm mang tính chất phổ biến 8
    1.5 Khái niệm về Xã hội hóa giáo dục 9
    1.6 Huy động cộng đồng tham gia Xây dựng và Phát triển giáo dục 10
    1.7 Những biện pháp thực hiện Xã hội hóa giáo dục 11
    1.7.1 Những lý luận rút ra từ nghiên cứu lý luận 11
    1.7.2 Những biện pháp được rút ra từ thực tiễn XHHGD ở địa phương 11
    C.II Thực trạng công tác Xã hội hóa giáo dục của Huyện Krông BuK Tỉnh Đăk Lăk
    2.1 Vài nét về tình hình kinh tế -xã hội của Huyện Krông Buk 12
    2.2 Tình hình giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk 13
    2.3 Xã hội hóa giáo dục trong những năm qua và kết quả đạt được 14
    2.4 Những thành tựu đã đạt được về XHHGD 17
    2.5 Những tồn tại và hạn chế 18
    C.III Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác XHH sự nghiệp giáo dục ở huyện Krông Buk 20
    Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
    1 Kết luận 26
    2 Kiến nghị 27
    Tài liệu tham khảo 28

    PHẦN MỞ ĐẦU
    I.Lý do chọn đề tài
    Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người .Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc nhứng giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu con người ,chủ thể của mọi sáng tạo ,mọi nguồn cuả cải vật chất và văn hóa ,mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và Phát triển con người có giá trị cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Để đạt được điều đó, Giáo dục và Đào tạo có vai trò quyết định.
    Để Phát triển kinh tế Xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo có một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, là nhân tố quyết định trong Phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự Phát triển, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự Phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự Phát triển .”
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định con người đi lên chủ nghĩa Xã hội ở nước ta và nêu lên phương hướng ,mục tiêu đến năm 2020 .Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định : “Muốn tiến hành công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước thắng lợi phải Phát triển mạnh giaó dục và đào tạo, Phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự Phát triển nhanh và bền vững”.
    Để góp phần tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, năm 1980 Bộ giáo dục và đào tạo đã vận động “Toàn dân tham gia giáo dục” Năm 1987 mở cuộc vận động “Dân chủ hóa nhà trường” .Năm 1990 Bộ giáo dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức chỉ đạo “Đại hội giáo dục cấp cơ sở” Nhằm Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, huy động toàn dân vào sự nghiệp giáo dục .
    Đại hội Đảng bộ Huyện Krông Buk đã khẳng định: Phấn đấu thực hiện kiên cố trường lớp học trên toàn huyện, hạn chế tới mức thấp nhất phòng học tạm. Đầu tư Xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu Xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành học từ Mầm non đến THCS theo hướng chuẩn quốc gia .
    Huyện Krông Buk đã có chủ trương đa dạng hóa loại hình trường lớp học trong toàn Huyện, Xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở 7 xã. Để đạt được chủ trương đó thì phải làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy Huyện ủy, UBND Huyện Krông Buk đã cụ thể hóa chủ trương Xã hội hóa giáo dục thành Nghị quyết chỉ đạo cấp ủy và chính quyền các cấp thực hiện .
    Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp đẩy mạnh Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk”
    II. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu và đề xuất biện pháp chỉ đạo đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục ở huyện Krông Buk tỉnh Đăk Lăk, nhằm góp phần Phát triển công tác giáo dục đào tạo của huyện nhà .
    III Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Buk
    IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
    -Xác định cơ sở khoa học của đề tài
    -Thực trạng về công tác Xã hội hóa giáo dục của huyện Krông Buk trong những năm vừa qua .
    Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục của huyện
    V. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp nghiên cứu lý luận các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục, các chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ.
    2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
    -Thực trạng công tác Xã hội hóa giáo dục ở huyện Krông Buk tỉnh ĐăK Lăk
    -Báo cáo tổng kết công tác khuyến học ,công tác Xã hội hóa giáo dục .
    3. Các phương pháp
    Thống kê,thu thập tài liệu
    VI. Phạm vi đề tài
    Chỉ nghiên cứu vấn đề Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk,tỉnh Đăk Lăk
     
Đang tải...