Đồ Án Biện pháp đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong công nghiệp chế biến nông, lâ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Ngày 11 tháng 07 năm 2006 chiếc búa đã được gõ xuống quyết định cho Việt Nam ra nhập thị trường chung thế giới (WTO). Tiếng búa này báo hiệu cho nền kinh tế Việt nam sẽ có những thuận lợi lớn : Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, môi trường kinh doanh của nước ta sẽ ngày càng được cải thiện, có vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách đồng bộ và hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế . Đồng thời tiếng búa đó cũng báo hiệu cho nền kinh tế Việt nam sẽ phải đứng trước những thử thách lớn như : Cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên bình diện rộng hơn, sâu hơn; sự phân phối lợi ích của toàn cầu hóa không đều và có thiệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ tăng và đặt ra những vấn đề mới trong bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc.

    Việt nam ra nhập WTO có thể được ví như một “anh hàng rong” nay có một gian hàng đẹp ở trong “siêu thị”( WTO). “Siêu thị” này cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng vấn đề được đặt ra là “anh hàng rong” có trình độ khoa học công nghệ còn thấp kém, trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế dẫn đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng thấp, chi phí sản xuất cao, giá cả cao làm cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có năng lực cạnh tranh yếu. Trong khi đó các “gian hàng” khác trình độ khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ nguồn nhân lực cao làm cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của họ có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp làm cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của họ có năng lực cạnh tranh cao có nhiều lợi thế trong canh tranh.

    Vậy “anh hàng rong” này phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh được với các “gian hàng” khác trước tiên là ngay trên “sân nhà ” đồng thời thâm nhậm vào thị trường của họ. Một trong những biện pháp quan trọng không thể không nói đến đó là đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất vì khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh.

    Nước ta đang là một nước nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, phần lớn lao động làm việc trong nông nghiệp. Người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vì nông sản chưa qua chế biến giá cả và chất lượng luôn luôn biến động làm cho nông dân thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo nhu cầu thị trường dẫn đến thu nhập của người dân không ổn định. Nông sản đã qua chế biến giá cả, chất lượng và thị trường tiêu thụ ổn định hơn. Vì vậy chúng ta nên quan tâm đến công nghiệp chế biến nông sản ở từng địa phương có tiềm năng và nguồn nguyên liệu sẵn có.

    Chính vì những lẽ trên cho nên em chọn vấn đề : “Biện pháp đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản” làm đề án môn học kinh tế và quản lý công nghiệp của em. Em xin kính mong quý thầy cô giúp đỡ em để em có thể hòan thành tốt đề án của mình. Em xin chân thành cám ơn.




    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

    LỜI NÓI ĐẦU

    I. ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.

    1 Khoa học và công nghệ và vai trò của khoa học và công nghệ
    1.1 Khoa học công nghệ là gì?
    1.1.1 Khoa học là gì?
    1.1.2 Công nghệ là gì?
    1.1.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
    1.2 Vai trò của khoa học và công nghệ trong các Nghị quyết của các Đại hội Đảng.
    1.2.1 Hồ Chí Minh với khoa học và công nghệ.
    1.2.2 Các Nghị quyết của các Đại Hội Đảng nói về vai trò của khoa học và công nghệ.
    2. Ứng dụng khoa học và công nghệ và sự cần thiết phải ứng dụng khoa học và công nghệ.
    2.1 Ứng dụng khoa học công nghệ là gì?
    2.2 Sự cần thiết phải ứng dụng khoa học và công nghệ.

    II THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
    1. Những mặt hạn chế trong ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
    1.1 Cơ chế quản lý của nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay gặp nhiều bất cập.
    1.1.1 Việc xác định và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
    1.1.2 Vai trò quản lý nhà nước đối với các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp.
    1.1.3 Cơ chế chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi và sự tự chủ cao cho cá nhân tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ.
    1.1.4 Vai trò quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ.
    1.1.5 Vai trò quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường.
    1.1.6 Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển.
    1.1.7 Nguyên nhân chủ yếu của các yếu kém trên.
    1.2 Những khó khăn yếu kém đối với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ.
    1.2.1 Khó khăn yếu kém của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.
    1.2.2 Khó khăn yếu kém của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ.
    1.2.3 Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu.
    1.2.4 Khó khăn trong việc thu hút và sử dụng vốn.
    1.3 Những khó khăn và yếu kém của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản trong việc ứng dụng khoa học và kỹ thuật.
    1.3.1 Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chưa thấy rõ vai trò của việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất.
    1.3.2 Quy mô và vốn của các doanh nghiệp này còn rất”khiêm tốn”
    1.3.3 Trình độ của công nhân về khoa học và công nghệ còn kém.
    1.3.4 Khó khăn trong việc chuyển giao khoa học và công nghệ.
    2. Những mặt đạt được trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào chế biến nông, lâm, thủy sản.
    2.1 Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào trong phát triển kinh tế xã hội.
    2.2 Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước đổi mới.
    2.3 Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao.
    2.4 Ngày càng có nhiều công trình khoa học và công nghệ ứng dụng vào nghành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

    III BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
    1 Tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ
    2. Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ.
    3. Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
    4. Tăng đẩu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn.
    5. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ sở chế biến hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
    6. Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp và cơ sở chế biến.
    7. Đổi mới hệ thống quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.
    8. Đẩy mạnh các hoạt động thông ti, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ.

    IV KẾT LUẬN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...