Tiến Sĩ Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ ở đầu cấp tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Đóng góp mới của luận án 6
    9. Luận điểm bảo vệ 6
    10. Cấu trúc của luận án . 6

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC . 7
    1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

    1.1.1. Trên thế giới . 7
    1.1.2. Tại Việt Nam 11
    1.2. HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ . 16
    1.2.1. Khái niệm RLPTK . 16
    1.2.2. Tiêu chí, quy trình và công cụ chẩn đoán RLPTK . 17
    1.2.3. Sự phát triển kĩ năng học đường của HS RLPTK . 20
    1.2.4. Các mô hình giáo dục HS RLPTK 22
    1.3. LÝ LUẬN VỀ ĐỌC HIỂU VÀ ĐẶC ĐIỂM KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CỦA HS RLPTK Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 24
    1.3.1. Lý luận về đọc hiểu 24
    1.3.2. Đặc điểm kĩ năng đọc hiểu của HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học 28
    1.4. LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HS RLPTK Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 39
    1.4.1. Khái niệm DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học . 39
    1.4.2. Yêu cầu cơ bản trong DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học . 39
    1.4.3. Quy trình tổ chức DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp TH theo tiếp cận cá nhân. 45
    1.4.4. Biện pháp DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học theo tiếp cận cá nhân 51
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 53


    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC . 55
    2.1. KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HS RLPTK TRÊN THẾ GIỚI 55
    2.1.1. Đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS RLPTK . 55
    2.1.2. Chương trình dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK . 56
    2.1.3. Phương pháp dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK . 56
    2.2. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 57
    2.2.1. Mục tiêu dạy học đọc hiểu TV ở đầu cấp tiểu học 57
    2.2.2. Nội dung dạy học đọc hiểu TV ở đầu cấp tiểu học 58
    2.2.3. SGK sử dụng trong dạy học đọc hiểu TV ở đầu cấp tiểu học . 59
    2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HS RLPTK Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 61
    2.3.2. Quá trình khảo sát thực trạng 61
    2.3.3. Kết quả khảo sát thực trạng . 69
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 94

    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC . 95
    3.1. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DHĐH CHO HS RLPTK Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 95
    3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học 95
    3.1.2. Biện pháp dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học . 97
    3.1.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học .121
    3.1.4. Định hướng sử dụng biện pháp DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học 122
    3.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp DHĐH cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học 122
    3.2. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP DHĐH CHO HS RLPTK Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 123
    3.2.1. Quá trình thực nghiệm . 123
    3.2.2. Kết quả thực nghiệm . 125
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 148

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 149
    1. KẾT LUẬN . 148
    2. KHUYẾN NGHỊ 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 -158

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Chương trình giáo dục phổ thông cấp TH ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ yêu cầu đối với nội dung giáo dục cấp TH là “bảo đảm cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có KN cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật” [3]. Môn TV cấp TH là môn học chính với mục tiêu “hình thành và phát triển ở HS các KN sử dụng TV (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” [3]. HS khuyết tật trong độ tuổi TH cũng là một trong những đối tượng của chương trình giáo dục phổ thông cấp TH trong đó có môn TV. Việc hình thành KN sử dụng TV cho các em trong đó có KNĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
    Phân môn tập đọc là môn học chính giúp HS phát triển KNĐ. Quá trình đọc gồm mặt kĩ thuật và mặt thông hiểu nội dung, thuật ngữ ĐH dùng để chỉ mặt thứ hai của quá trình đọc. ĐH là cái đích của hoạt động đọc song không phải bất cứ HS nào khi đọc đều có thể hiểu. Để có thể hiểu được nội dung VB, HS phải thực hiện hàng loạt các thao tác tư duy, phải xem xét mối liên hệ giữa các chi tiết được nói đến trong VB . Thực tế, do quan điểm “đọc tức là hiểu” nên việc rèn luyện KNĐH cho HS còn được thực hiện chưa chu đáo thông qua một số câu hỏi ở phần tìm hiểu bài sơ sài và nghèo về hình thức, vì vậy năng lực ĐH của không ít HS còn yếu. Vấn đề này đã được các chuyên gia về phương pháp giảng dạy TV cấp TH đề cập đến trong một số nghiên cứu [24 [55] [70].
    KNĐH là một trong những KN cần tập trung phát triển cho HS RLPTK cấp TH [76]. Tuy nhiên, đây lại là một nhiệm vụ khó khăn với các em. HS RLPTK khác với HSTH trong cách tiếp thu thông tin – với kiểu tri giác bộ phận, bị chi phối bởi hệ thống cảm giác hết sức khác biệt; khó khăn trong việc hiểu suy nghĩ, dự định của người khác và phân biệt sự khác nhau giữa mình và người khác ở những yếu tố đó; khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tư duy và thực tiễn, nhiều em có cách tổ chức theo một trật tự riêng, khó thay đổi và cũng hết sức khác biệt so với người khác Những điều này khiến các em gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập, đặc biệt là trong việc tiếp cận chương trình giáo dục chung với các KN học đường cơ bản, trong đó có KNĐ và KNĐH.
    Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng trong các KN học đường thì KNĐ, đặc biệt là KNĐH là một trong những khó khăn lớn nhất của HS RLPTK [101]. Sự đa dạng trong các khó khăn mà HS RLPTK gặp phải khiến cho quá trình dạy KNĐH cho các em là một thách thức lớn với các nhà nghiên cứu, các GV và phụ huynh. Quan trọng hơn, những khó khăn trong KNĐH làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài liệu học tập các môn học ở trường, tài liệu mà các em gặp trong cuộc sống và đặc biệt trực tiếp ảnh hưởng đến việc học chương trình ngôn ngữ quốc gia.
    Trên thế giới, hiện đã có những công trình nghiên cứu về KNĐH và quá trình dạy KNĐH cho HS RLPTK. Song các kết quả nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên nhóm HS RLPTK sử dụng tiếng Anh, chưa có nhiều nghiên cứu trên nhóm HS RLPTK sử dụng các loại ngôn ngữ khác. Với ngôn ngữ TV, hiện chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện. Mỗi ngôn ngữ có những nét đặc trưng riêng, và sự khác biệt đó cùng với sự khác biệt về văn hóa của mỗi quốc gia chắc chắn dẫn đến những nét đặc thù trong sự phát triển KNĐ nói chung và KNĐH nói riêng của HS RLPTK sử dụng ngôn ngữ quốc gia đó. Ngoài ra, cấu trúc của chương trình, điều kiện DH, phương tiện DH . khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng khác nhau đến việc dạy KNĐH cho HS RLPTK.
    Tại Việt Nam, khái niệm RLPTK chỉ thực sự được biết đến một cách rộng rãi từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, nghiên cứu về RLPTK còn rất ít ỏi. Ngay cả việc công nhận RLPTK như một dạng khó khăn cần được hỗ trợ đặc biệt trong giáo dục cũng chưa thực sự thống nhất. HS RLPTK cấp TH đang tham gia vào chương trình giáo dục cho HSTH với rất nhiều thách thức. Chương trình DHĐH cho HSTH được dạy theo hình thức lớp – bài một cách đại trà, HS RLPTK có thể được GV ít nhiều tiếp cận cá nhân trên lớp song do hạn định của hình thức lớp - bài nên khó có thể đòi hỏi GV có hoạt động DH thực sự phù hợp và đủ để đáp ứng đặc điểm cá nhân của các em. Quá trình DHĐH cho HS RLPTK vì vậy cần có các biện pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận cá nhân nhằm nâng cao kết quả DHĐH cho các em, giúp các em có được KN quan trọng bậc nhất - KNĐH, để chiếm lĩnh tri trức, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân.
    Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của HSTH, có thể chia các em làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các em từ 6 đến 8 tuổi, tương ứng với lớp 1,2 và 3. Nhóm thứ hai gồm các em từ 9 đến 10 tương ứng với lớp 4 và 5. Chương trình TH cũng theo cách phân chia giai đoạn này mà có các nội dung, phương pháp, hình thức DH phù hợp với từng giai đoạn. Giai đoạn đầu cấp TH (lớp 1,2,3), với tư cách là giai đoạn có tính chất nền tảng hướng đến việc hình thành cho HS các KN học đường cơ bản trong đó có KNĐ và KNĐH. Với HS RLPTK, giai đoạn đầu cấp TH cũng có một ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển các KN học đường của các em ở giai đoạn sau và cấp học tiếp theo.
    Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ ở đầu cấp tiểu học.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng hệ thống biện pháp dạy học đọc hiểu nhằm nâng cao kết quả dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học, giúp HS RLPTK hình thành và phát triển tốt hơn các kĩ năng đọc hiểu theo yêu cầu của chương trình đầu cấp tiểu học.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp dạy học đọc hiểu cho HS RLPTK ở đầu cấp tiểu học
     
Đang tải...