Thạc Sĩ Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) trong một bối cảnh khi mà điểm xuất phát chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp, chưa được đào tạo cơ bản.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu chiến lược xây dựng nước ta trở thành một quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đại hội cũng đã chỉ rõ “muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực.
    Theo đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp đổi mới theo hướng đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và để xây dựng một xã hội học tập "mọi người được đi học, học thường xuyên, học suốt đời". Giáo dục chính quy (GDCQ) được kết hợp với các hình thức giáo dục thường xuyên.
    Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là một trong những cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Mô hình liên kết đào tạo đại học giữa các cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các địa phương, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - những nơi còn nhiều hạn chế về các điều kiện để phát triển giáo dục đại học.

    Với các loại hình và phương thức đào tạo đa dạng, các TTGDTX đã thực sự góp phần tích cực vào việc giải bài toán về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương ở ĐBSCL. Đặc biệt là đã làm chuyển biến được nhận thức của nhiều người về tầm quan trọng của việc học tập, coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên và cần thiết, khắc phục tâm lý ngại khó trong học tập. Từ đó, đã hình thành một phong trào thi đua học tập, số người tham gia học tập ngày một đông hơn, điều này thể hiện qua số lượng tuyển sinh tại TTGDTX trong thời gian gần đây.
    Những năm qua các TTGDTX ở ĐBSCL đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ. Có thể nói đây là phương thức đào tạo có hiệu quả và vẫn còn thích hợp trong giai đoạn tới, với phương châm: "học, học nữa, học mãi", "học suốt đời", nhu cầu học tập của nhân dân trong tươ ng lai còn rất lớn, hệ thống các trường chính quy sẽ không thể đảm đương nổi nếu không có sự tiếp sức của các TTGDTX.

    Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, đào tạo ĐH tại các TTGDTX ở ĐBSCL cũng còn một số tồn tại như ý thức của nhiều người học chưa cao, một số trung tâm không đảm bảo môi trường sư phạm, chương trình đào tạo chưa phù hợp với đối tượng người học, bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Việc tổ chức giảng dạy chưa chặt chẽ, nhiều giảng viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy người lớn, nhiều nơi, nhiều lớp thực hiện giảng dạy các môn học theo kiểu cuốn chiếu, điều kiện phục vụ giảng dạy như thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành không đảm bảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
    Từ những phân tích trên cho thấy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu có hệ thống về các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TT GDTX cấp tỉnh ở khu vực ĐBSCL, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực, tác giả chọn vấn đề: “Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" làm đề tài luận án của mình.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX khu vực ĐBSCL theo quan điểm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Hoạt động đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực

    ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội.

    4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    - Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh.
    - Triển khai địa bàn nghiên cứu tại 3 TTGDTX của tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau và 5 trường đại học ở khu vực Cần Thơ và TP.Hồ Chí Minh có liên kết đào tạo đại học với các TTGDTX cấp tỉnh.
    - Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2008.

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Tổ chức đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh tại khu vực ĐBSCL là một con đường quan trọng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng. Nếu ta có một hệ thống các biện pháp đồng bộ, phù hợp với đặc điểm hoạt động của TTGDTX cấp tỉnh, thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao.
    6. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận về các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các

    TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    - Khảo sát thực trạng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu

    vực ĐBSCL.

    - Đề xuất các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu

    vực ĐBSCL.

    7. PHưƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu được dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển.
    8. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các tài liệu lí luận và pháp lý về giáo dục thường xuyên để xác định các khái niệm công cụ và hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài.
    8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    8.2.1. Phương pháp điều tra

    - Khảo sát thực trạng thu thập thông tin về quá trình đào tạo đại học tại

    các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    - Điều tra bằng bảng hỏi và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lí, giảng viên của các TTGDTX, các trường đại học và cán bộ lãnh đạo một số tỉnh khu vực ĐBSCL.
    8.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm đào tạo đại học tại các TTGDTX

    cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    8.2.3. Phương pháp chuyên gia xin ý kiến của các nhà khoa học, các giảng viên đại học, các nhà quản lý giáo dục về chất lượng đào tạo và các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh.
    8.2.4. Phương pháp thực nghiệm nhằm xác định hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    8.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ

    Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp kể trên.
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

    - Về lí luận: luận án góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý thuyết đặc thù của quá trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh.
    - Về thực tiễn: luận án đề xuất và kiểm chứng các biện pháp thích hợp, khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương.
    10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

    - Mở đầu

    - Chương 1: Cơ sở lí luận của các biện pháp đào tạo hệ đại học tại

    TTGDTX cấp tỉnh.

    - Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX

    cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

    - Chương 3: Các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.


    MỤC LỤC



    Trang


    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX CẤP TỈNH

    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
    1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 14
    1.3. Đặc điểm của mô hình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh 34
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở các TTGDTX
    cấp tỉnh 39
    1.5. Kinh nghiệm đào tạo hệ đại học theo phương thức GDTX ở một số nước 45

    Chương 2
    THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC
    TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    2.1. Khái quát về GD-ĐT ở khu vực ĐBSCL 59
    2.2. Thực trạng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 61
    2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh
    khu vực ĐBSCL 65
    2.4. Đánh giá hiệu quả, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác đào
    tạo hệ đại học tại các TTGDTX khu vực ĐBSCL 107

    Chương 3
    BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC
    TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    3.1. Các nguyên tắc cần quán triệt khi đề xuất các biện pháp 111
    3.2. Biện pháp đào tạo hệ đại học ở các TTGDTX cấp tỉnh khu vực
    ĐBSCL 113
    3.3. Thực nghiệm các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX
    cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 136

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 157

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHỤ LỤC 168




    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ quản lý các Trung tâm về nội dung cần thực hiện trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 66

    Bảng 2.2: Đánh giá của từng địa phương về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX
    cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 67

    Bảng 2.3: Đánh giá của giảng viên cơ sở giáo dục đại học về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 69
    Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại

    các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 70

    Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ, giáo viên từng TTGDTX về mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 72
    Bảng 2.6: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh
    khu vực ĐBSCL 74

    Bảng 2.7: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về nội dung và chương

    trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 75

    Bảng 2.8: Đánh giá của học viên về hoạt động giảng dạy của giảng

    viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 79

    Bảng 2.9: Đánh giá của học viên từng địa phương về hoạt động giảng dạy

    của giảng viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 82

    Bảng 2.10: Mức độ cần thiết phải thực hiện các nội dung quản lý quá trình

    học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 85

    Bảng 2.11: Đánh giá của học viên về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 87
    Bảng 2.12: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập

    của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 90

    Bảng 2.13: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh
    khu vực ĐBSCL 92

    Bảng 2.14: Mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết

    đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 95

    Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ, giáo viên các TTGDTX về mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào
    tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 97

    Bảng 2.16: Đánh giá của GV cơ sở đại học về mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 99
    Bảng 2.17: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình đào tạo

    đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 100

    Bảng 2.18: Đánh giá của cán bộ giáo viên các TTGDTX về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo
    đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 102

    Bảng 2.19: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung quản

    lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh

    khu vực ĐBSCL 104

    Bảng 2.20: Đánh giá của cán bộ giáo viên cơ sở đại học về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại
    các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 106


    Bảng 3.1: Tầm quan trọng của các biện pháp (%) 140

    Bảng 3.2: Về mức độ tính khả thi của các biện pháp (%) 141

    Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm 148

    Bảng 3.4: Tổng hợp tần suất kết quả thực nghiệm 149

    Bảng 3.5: So sánh chênh lệch của giá trị tần suất 149

    Bảng 3.6: Tổng hợp giá trị tần suất 149

    Bảng 3.7: Các tham số đặc trưng 150

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


    Trang

    Biểu đồ 2.1: Số học viên theo học từng năm 63

    Biểu đồ 3.1: Tầm quan trọng của các biện pháp 140

    Biểu đồ 3.2: Về mức độ tính khả thi của các biện pháp 141

    Biểu đồ 3.3: Biểu diễn phân phối tần suất kết quả thực nghiệm

    tổng hợp 151
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...