Tiểu Luận Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vl tại công ty tư vấn đầu tư & TM

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Vốn và sản nghiệp là hai vấn đề mà các Doanh nghiệp luôn luôn quan tâm hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Nhu cầu về vốn cho từng Doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn về mọi mặt, các Doanh nghiệp phải đối mặt với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh của Doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn kinh doanh của mình. Vai trò quan trọng của vốn đã được Các Mác khẳng định: Tư bản đứng vị trí hàng đầu vì tư bản là tương lai. Đồng thời Các Mác còn nhấn mạnh: Không một hệ thống nào có thể tồn tại nếu không vượt qua sự suy giảm về hiệu quả của tư bản. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các Doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đây là một vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự không chỉ được các nhà quản lý Doanh nghiệp quan tâm, mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực Tài chính, Khoa học vào Doanh nghiệp.
    Như vậy nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quan, cấp thiết của mỗi Doanh nghiệp, phù hợp với quy luật tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu của chế độ hạch toán. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh nghiệp, thông qua quá trình thực tập tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại Em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 3 phần:
    Phần I : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là biện pháp cơ bản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
    Phần II : Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại.
    Phần III : Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại .
    Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức về thực tế và lý luận còn hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sỹ Trương Đoàn Thể, cùng các cán bộ nhân viên trong Công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    PHẦN I

    NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH PHÁT TRIỂN.

    1.Quan điểm cơ bản về vốn lưu động.
    1.1. Khái niệm:

    Vốn lưu động trong Doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư , mua sắm tài sản lưu động của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục.
    Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lại quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng, có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn.
    Do nó là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ một Doanh nghiệp nào cũng cần phải có các tài sản lưu động trong sản xuất và lưu thông nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản. Mà nhu cầu về tài sản lưu động cần phải được dự kiến trước trong các kế hoạch tài chính của Doanh nghiệp đã chuẩn bị trước.
    Trong các Doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
    Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến.
    Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước.
    Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hóa lẫn cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục. Phù hợp với những đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của Doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.
    Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm :
    Khởi đầu vòng tuần hoàn vốn, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư hàng hoá được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm. Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó.
     
Đang tải...