Tiểu Luận Biện pháp chỉ đạo- quản lý công tác giáo dục thể chất trường học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    I/ Những cơ sở lý luận và thực tiễn:

    Sức khoẻ, trí tuệ là hai thứ quí nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau cùng hỗ trợ cho nhau. Có sức khoẻ tốt con người mới đủ minh mẫn, sáng tạo, hưng phấn trong học tập, công tác, có sức khoẻ tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bảo của mình, đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động, phục vụ được nhiều cho nhân dân, tổ quốc.

    Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chỉ thị 14/2001/ CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40-CT/T/W của ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho thế hệ trẻ để đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Luật giáo dục cũng khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẫm mỹ và các kỹ năng khác nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

    Để thực hiện được mục tiêu đó, yếu tố con người có ý nghĩa quyết định. Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý (HT-PHT) một trường học là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng Giáo dục- Đào tạo trước tập thể sư phạm, cấp trên, Đảng và Nhà nước, phụ huynh và dư luận xã hội. Trước yêu cầu và áp lực từ nhiều phía người cán bộ quản lý trường học phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

    Nhận thức sâu sắc yếu tố con người là quyết định.Vì vậy trong nhiều năm qua ở cương vị lãnh đạo của trường, chúng tôi rất chú trọng đến mãn Giáo dục Thể chất và xem đó như một hoạt động chuyên môn. Kết quả khích lệ học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong học tập, năng nổ trong hoạt động xã hội, vui vẻ ham học góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện năm sau cao hơn năm trước, không khí học tập của học sinh toàn trường thân thiện tích cực. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo- quản lý công tác Giáo dục Thể chất trong nhà trường” làm nội dung nghiên cứu.

    II/ Mục tiêu của việc nghiên cứu:


    Nhằm thực hiện tính pháp qui của kế hoạch giáo dục trong trường THCS “Gáo dục Thể chất là một trong những mục tiêu của giáo dục toàn diện”.

    Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn trong quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất.

    Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, SGK, theo tinh thần NQ 40/QH 10 của Quốc hội. Chỉ thị số 40/2001/CT/TW của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

    Thể chế hoá nhiệm vụ của GDTC và hoạt động TDTT trong trường THCS. Củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ (có thầy giỏi mới có trò giỏi).

    Tăng cường hơn nữa tính “phân hoá” trong GDTC phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ cho địa phương, cho đất nước.

    Hoàn thành tốt mục tiêu chương trình môn Thể dục trong trường phổ thông là giúp học sinh:

    “ – Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực”. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính;

    - Có kiến thức kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện, các kỹ năng vận động cần thiết trong đời sống;

    - Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí;

    - Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày”.

    (Trích chương trình GDPT, môn Thể dục NXB Giáo dục, 2006)

    Từ cơ sở lý luận trên chúng tôi xây dựng “ Biện pháp chỉ đạo- Quản lý công tác GDTC trường học”. Đây là tầm nhìn chiến lược dài hạn mà lãnh đạo trường THCS Nguyễn Công Trứ đã dày công thực hiện và dự báo trong tương lai về sự phát triển vững mạnh của giáo viên, của học sinh và của nhà trường về bộ môn GDTC.

    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng các bài tập kiểm tra, đánh giá, phân loại, phát hiện những học sinh có năng khiếu từng bộ môn Thể thao và đưa vào bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh năng khiếu cho trường, xây dựng đội tuyển để tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trên.

    Các hoạt động TDTT trong nhà trường, là môi trường thuận lợi giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, tài năng của mình, giúp cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát hiện và đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.

    III/ Đối tượng nghiên cứu:

    -Giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Thăng Bình (chủ yếu trường THCS Nguyễn Công Trứ, Lê Lợi và Trần Quí Cáp Huyện Thăng Bình).

    - Học sinh THCS các khối lớp 6,7,8,9.

    - Qua kết quả Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, Huyện của các trường THCS trên địa bàn Huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...