Thạc Sĩ Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở huyện hiệp ho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục Lục iii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iiii
    MỞ ĐẦU
    Trang
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Phạm vi nghiên cứu 5
    7. Phương pháp nghiên cứu 5
    8. Đóng góp của luận văn và khả năng ứng dụng 6
    9. Cấu trúc của luận văn 6
    NỘI DUNG
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO DẠY HỌC
    CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    7
    1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 9
    1.2.1.Khái niệm hoạt động 9
    1.2.2. Hoạt động dạy-học 9
    1.2.3. Quá trình và quá trình dạy học 10
    1.2.4. Chất lượng và chất lượng dạy học 10
    1.2.4.1. Chất lượng 10
    1.2.4.2. Chất lượng dạy học 10
    1.2.5. Chỉ đạo và chỉ đạo dạy học 10
    1.2.6. Nâng cao, nâng cao chất lượng, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
    học
    1.2.7. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 11
    1.2.7.1.Vị trí của trường THCS 11
    12.7.2.Mục tiêu của giáo dục phổ thông 11
    1.2.8. Hiệu trưởng 11
    1.2.9. Biện pháp, Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 12
    1.3. Những quan điểm và chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo của
    Đảng và Nhà nước ta
    12
    1.4. Cơ sở lí luận dạy học THCS 14
    1.4.1. Mục tiêu dạy học của giáo dục THCS
    1.4.2. Hoạt động dạy-học ở trường THCS.
    14
    15
    1.4.2.1.Khái niệm hoạt động dạy 15
    1.4.2.2. Hoạt động dạy của giáo viên THCS 16
    1.4.2.3. Hoạt động học của học sinh THCS 16
    1.4.2.4. Mối quan hệ dạy - học 17
    1.4.3. Đo lường chất lượng và đo lường chất lượng dạy học 20
    1.5. Cơ sở lí luận quản lí trường học 22
    1.5.1. Quản lí và quản lí giáo dục, quản lí trường học 22
    1.5.1.1. Quản lí 22
    1.5.1.2. Quản lí giáo dục 23
    1.5.1.3. Quản lí trường học 24
    1.5.2. Các chức năng của quản lí trường học 26
    1.5.3. Bản chất của quá trình quản lí trường học 27
    1.5.4. Vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng trường THCS 29
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG
    CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC
    CƠ SỞ Ở HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG
    31
    2.1. Vài nét về giáo dục THCS huyện Hiệp Hoà 32
    2.1.1. Tình hình chung về giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hoà 32
    2.1.2. Chất lượng giáo dục THCS huyện Hiệp Hoà 36
    2.1.2.1.Ưu điểm 36
    2.1.2.2. Hạn chế 40
    2.2. Thực trạng công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học của hiệu
    trưởng một số trường THCS của huyện Hiệp Hoà
    41
    2.2.1.Trường THCS Thị Trấn Thắng 41
    2.2.1.1. Đặc điểm nhà trường 41
    2.2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất 42
    2.2.1.3. Đặc điểm tình hình học sinh và chất lượng dạy học của trường 43
    2.2.1.4.Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng
    trường THCS Thị Trấn Thắng
    44
    2.2.2. Trường THCS Danh Thắng 47
    2.2.2.1. Đặc điểm nhà trường 47
    2.2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất 47
    2.2.2.3. Đặc điểm tình hình học sinh và chất lượng dạy học của trường 49
    2.2.2.4.Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng
    trường THCS Danh Thắng
    50
    2.2.3. Trường THCS Đoan Bái 52
    2.2.3.1. Đặc điểm nhà trường 52
    2.2.3.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất 53
    2.2.3.3. Đặc điểm tình hình học sinh và chất lượng dạy học của trường 54
    2.2.3.4.Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng
    trường THCS Đoan Bái
    55
    2.2.4. Trường THCS Hương Lâm 56
    2.2.4.1. Đặc điểm nhà trường 56
    2.2.4.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất 57
    2.2.4.3. Đặc điểm tình hình học sinh và chất lượng dạy học của trường 58
    2.2.4.4.Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng
    trường THCS Hương Lâm
    59
    2.2.5. Trường THCS Mai Trung 61
    2.2.5.1. Đặc điểm nhà trường 61
    2.2.5.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất 62
    2.2.5.3. Đặc điểm tình hình học sinh và chất lượng dạy học của trường 63
    2.2.5.4.Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng
    trường THCS Mai Trung
    64
    2.2.6. Khái quát về thực trạng công tác chỉ đạo dạy học của hiệu trưởng
    các trường THCS : Thị Trấn Thắng, Danh Thắng, Đoan Bái, Hương
    Lâm, Mai Trung của huyện Hiệp Hoà
    66
    2.2.6.1. Điểm mạnh 68
    2.2.6.2. Điểm yếu 69
    2.2.6.3. Thuận lợi 70
    2.2.6.4. Khó khăn 70
    Chương 3: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
    CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HIỆP
    HÒA, TỈNH BẮC GIANG
    71
    3.1.Cơ sở đề ra biện pháp 71
    3.1.1.Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo phát triển GD&ĐTcủa Đảng trong
    thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    71
    3.1.2. Căn cứ vào phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh
    Bắc Giang
    72
    3.1.3. Căn cứ phương hướng phát triển giáo dục phổ thông của huyện
    Hiệp Hòa đến năm 2015 và thực trạng chỉ đạo nâng cao CLDH ở các
    trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
    73
    3.1.3.1. Phương hướng phát triển giáo dục phổ thông của huyện Hiệp
    Hòa đến năm 2015
    73
    3.13.2. Thực trạng chỉ đạo nâng cao CLDH ở các trường THCS huyện
    Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
    75
    3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 76
    3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 76
    3.2.2. Các biện pháp phải đảm bảo tính lịch sử 76
    3.2.3. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao CLDH ở trường THCS phải đảm
    bảo tính phù hợp, tính khả thi cao và có tính xã hội hoá cao
    76
    3.3.Các nhóm biện pháp chỉ đạo nâng cao CLDH của hiệu trưởng ở các
    trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
    77
    3.3.1.Nhóm biện pháp: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ và năng
    lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học
    77
    3.3.1.1. Mục tiêu 77
    3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện
    3.3.1.2.1. Bồi dưỡng tư tưởng và nâng cao nhận thức về lí luận chính
    trị
    77
    77
    3.3.1.2.2. Bồi dưỡng nhận thức về nhiệm vụ nâng cao CLDH 78
    3.3.1.2.3. Nâng cao nhận thức về lí luận dạy học, tổ chức nghiên cứu về
    phương pháp dạy học mới; chương trình và sách giáo khoa mới 78
    3.3.1.2.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
    từng giáo viên
    80
    3.3.2 Nhóm biện pháp: Xây dựng phong trào đổi mới phương pháp dạy
    học sôi động, liên tục và hiệu quả
    81
    3.3.2.1. Mục tiêu 81
    3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện 82
    3.3.2.2.1. Cải tiến phương pháp dạy học
    3.3.2.2.2. Phát triển các câu lạc bộ bộ môn (CLB)
    82
    84
    3.3.3 Nhóm biện pháp: Xây dựng các điều kiện nâng cao CLDH 84
    3.3.3.1. Mục tiêu 84
    3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện 84
    3.3.3.2.1. Hoàn thiện các nội qui, qui chế về dạy và học của nhà trường 84
    3.3.3.2.2. Phát huy vai trò tổ chuyên môn 85
    3.3.3.2.3. Tổ chức tốt dạy thêm, học thêm trong nhà trường 85
    3.3.3.2.4. Phối hợp hoạt động của các tổ chức trong trường cho mục
    tiêu nâng cao CLDH
    86
    3.3.3.2.5. Khai thác mọi nguồn tài chính để đầu tư cho việc xây dựng 88
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    viii
    cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học
    3.3.3.2.6. Xây dựng môi trường Sư phạm lành mạnh 88
    3.3.4. Nhóm biện pháp: Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá và tổng
    kết kinh nghiệm
    90
    3.3.4.1. Mục tiêu 90
    3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện
    3.3.4.2.1. Nghiên cứu, học tập lí luận và hoàn thiện công tác kiểm tra
    90
    90
    3.3.4.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với
    kết quả học tập của học sinh 92
    3.3.4.2.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
    của học sinh
    93
    3.3.4.2.4. Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao CLDH 94
    3.3.5. Nhóm biện pháp: Đổi mới công tác thi đua gắn chỉ đạo hoạt động
    dạy học với công tác thi đua nhằm nâng cao CLDH
    95
    3.3.5.1. Mục tiêu 95
    3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện 95
    3.3.5.2.1. Xây dựng chỉ tiêu thi đua xuất phát từ cơ sở, chống bệnh
    thành tích
    96
    3.3.5.2.2. Thi đua, khen thưởng và kỉ luật phải tạo động lực cho dạy và
    học
    97
    3.3.6. Nhóm biện pháp: Xây dựng hệ thống thông tin trong chỉ đạo hoạt
    động dạy học
    98
    3.3.6.1. Mục tiêu 98
    3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện: 98
    3.3.6.2.1. Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo hoạt động dạy học gắn
    liền với thực hiện tốt quy chế chuyên môn
    98
    3.3.6.2.2. Thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, phụ huynh để điều
    chỉnh chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả
    99
    3.3.7. Nhóm biện pháp: Làm tốt công tác xã hội hoá, phát huy sức 99
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    ix
    mạnh của cộng đồng trong việc nâng cao CLDH.
    3.3.7.1. Mục tiêu 99
    3.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện 100
    3.3.7.2.1. Nêu cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục 100
    3.3.7.2.2.Thực hiện tốt quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội
    trong chỉ đạo hoạt động dạy học
    101
    3.3.7.2.3. Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến dạy nhằm tạo động lực cho
    giáo viên và học sinh góp phần nâng cao CLDH.
    102
    Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 103
    Kết luận và khuyến nghị. 107
    1. Kết luận 107
    2. Khuyến nghị 108
    2.1.Với Bộ GD&ĐT 108
    2.2. Với UBND tỉnh Bắc Giang 109
    2.3. Với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang 109
    2.4.Với UBND và phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hoà 109
    Danh mục tài liệu tham khảo 111
    Phụ lục 1 114
    Phụ lục 2 117

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
    Nhân loại đã bước vào nền văn minh của thiên niên kỷ mới. Trong bối
    cảnh toàn cầu hoá, xây dựng nền kinh tế tri thức, tất cả các nước trên thế
    giới đều quan tâm đầu tư, đưa ra chương trình cải cách nâng cao chất lượng
    giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra lớp người lao động mới có phẩm chất, trình độ
    tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã mở ra
    một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước với công cuộc công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.
    Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 của Đảng nêu rõ “ Phấn
    đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
    hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
    vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ
    quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam
    trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát
    triển cao hơn trong giai đoạn sau ”. Để thực hiện mục tiêu ấy, trong
    những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, đường lối,
    chính sách nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
    Ngay từ hội nghị BCH TW lần thứ hai khoá VIII Đảng đã ban hành Nghị
    quyết trong đó nêu rõ “ GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà
    nước và của toàn dân. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát
    triển giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ”
    Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những cơ hội và thách thức
    đối với đất nước ta trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, về
    khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá, Đại hội lần thứ XI của Đảng
    tiếp tục khẳng định: “GD&ĐT có sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển
    nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất
    nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” và trong chiến lược
    phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 định hướng phát triển cho giáo dục
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    là: “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới toàn diện nền giáo
    dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá
    và hội nhập quốc tế ”. Muốn phát triển giáo dục cần nhiều yếu tố bảo đảm,
    trong đó phải có đội ngũ cán bộ có năng lực quản lí giáo dục, đội ngũ giáo
    viên có kiến thức, giỏi về nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo
    đức trong sáng, tận tụy với nghề. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo
    dục, cơ chế tài chính giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết
    hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
    Quá trình dạy học là một thành tố đặc biệt quan trọng của quá trình
    giáo dục. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học là một
    nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ quan trọng của các nhà trường. Chất lượng và
    hiệu quả của quá trình dạy học quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng
    dạy học (CLDH) phải được đo bằng trình độ học vấn phổ thông toàn diện và
    vững chắc mà học sinh trau dồi được sau quá trình dạy học. Chất lượng giáo
    dục chỉ được khẳng định khi những học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ có khả
    năng thích ứng với những đổi thay của công việc, và được thực tiễn xã hội
    thừa nhận.
    Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trung học cơ sở ( THCS) là cấp
    học có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến mọi nhà, mọi người, mọi tầng
    lớp trong xã hội. Đây là cấp học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát
    triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất cho trẻ em nhằm hình
    thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Trong
    những năm qua sự nghiệp giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Chất lượng giáo
    dục ở các cấp học không ngừng được nâng lên, nhiều chính sách nhằm chấn
    hưng nền giáo dục đã được triển khai như: đổi mới công tác quản lý trong
    giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng
    CNTT vào quản lý, dạy và học; cuộc vận động học tập và làm theo tấm
    gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung;
    phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã và
    đang được triển khai ,mạnh mẽ trong toàn ngành. Song với sự phát triển
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    mạnh mẽ của đất nước trong giai đoạn hiện nay hệ thống giáo dục nước ta
    vẫn còn nhiều bất cập. Đổi mới trong công tác quản lý còn chậm, một số chủ
    trương, chính sách về giáo dục chưa được thực hiện một cách tích cực và
    triệt để. Việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa đòi hỏi phải
    tích cực đổi mới phương pháp dạy học ,đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học.
    Dạy-học ngày nay không chỉ nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức, mà quan
    trọng hơn là dạy cho học sinh cách học, là trau dồi ý thức chủ động, phát huy
    tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh trong dạy và học, trang bị cho
    học sinh kỹ năng sống, “dạy chữ đi đôi với dạy người”. Để đáp ứng được
    mục tiêu đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên phải luôn phấn
    đấu không ngừng, chống tư tưởng trông chờ ỷ lại, mạnh dạn đổi mới tư duy,
    đổi mới phương pháp, phong cách làm việc.
    Hiệp Hoà là huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang với điều kiện kinh
    tế còn gặp nhiều khó khăn, song Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện luôn quan
    tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong những năm qua ngành GD&ĐT huyện
    Hiệp Hoà đã thu được những thành tích đáng kể. Quy mô trường, lớp được
    duy trì ổn định, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến; cơ sở vật chất,
    trang thiết bị dạy học liên tục được đầu tư Bên cạnh những thành tích đã
    đạt được ngành GD&ĐT huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đang đứng trước
    những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. Tuy chất lượng giáo dục ở các
    trường THCS trên địa bàn huyện những năm gần đây được nâng lên song
    vẫn còn bộc lộ sự chênh lệch giữa các nhà trường trong huyện, kết quả còn
    khá khiêm tốn so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang. Một trong các
    nguyên nhân là do công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các
    trường còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    Qua thực tế theo dõi, chỉ đạo giáo dục cấp THCS ở huyện Hiệp Hoà trong
    những năm qua tôi thấy trường THCS nào mà người hiệu trưởng chỉ đạo tốt
    hoạt động dạy học, thì trường đó chất lượng giáo dục được nâng cao, và
    ngược lại hiệu trưởng nào không có biện chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả,
    phù hợp thì chất lượng giáo dục của nhà trường đi xuống. Bởi vậy việc đổi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    mới công tác chỉ đạo nâng cao CLDH THCS là một vấn đề cấp thiết trong
    giai đoạn hiện nay. Để làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác
    quản lí dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chỉ
    đạo quá trình dạy học của hiệu trưởng ở các trường THCS trên địa bàn
    huyện, tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao CLDH của hiệu trưởng
    trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu làm rõ thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu
    trưởng các trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề ra một
    số biện pháp chỉ đạo ‎ hoạt động dạy học của người hiệu trưởng trường THCS
    nhằm nâng cao CLDH ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
    trong giai đoạn hiện nay.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xây dựng cơ sở lí luận về hoạt động chỉ đạo dạy học của hiệu trưởng
    trường THCS.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của
    hiệu trưởng trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
    - Đề xuất biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng nhằm
    nâng cao CLDH của các trường THCS ở huyện Hiệp Hoà.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Công tác chỉ đạo dạy học của hiệu trưởng
    trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp chỉ đạo nâng cao
    CLDH của các trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
    - Khách thể điều tra: Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh các trường
    THCS trong huyện.
    5. Giả thuyết khoa học
    Công tác chỉ đạo dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Hiệp
    Hoà, tỉnh Bắc Giang hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập so với yêu
    cầu của GD&ĐT đặt ra. Nếu người hiệu trưởng trường THCS đánh giá đúng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    thực trạng, nắm vững nội dung và vận dụng sáng tạo những biện pháp chỉ
    đạo đổi mới hoạt động dạy học, thì sẽ góp phần nâng cao CLDH ở trường
    THCS thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy
    học của hiệu trưởng một số trường THCS ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc
    Giang qua các năm học 2007 - 2008, 2008-2009, 2009 - 2010 và 2010-2011.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
    - Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
    - Nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, các văn bản về chủ trương chính
    sách của Nhà nước và các văn bản của ngành giáo dục.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp quan sát
    Phương pháp này thực hiện bằng cách dự họp giao ban hiệu trưởng
    hàng tháng, dự họp hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn ở các trường, dự giờ
    một số giáo viên để tìm hiểu thêm về thực trạng dạy học và thực trạng chỉ
    đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS.
    7.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
    Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến đối với lãnh
    đạo và cán bộ chuyên môn Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên ở
    các trường THCS của huyện Hiệp Hoà nhằm thu thập số liệu để đánh giá
    thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường
    THCS và đề xuất các biện pháp.
    7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
    Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên phòng
    GD&ĐT, hiệu trưởng, giáo viên và tham khảo ý kiến các chuyên gia với
    mục đích tìm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng công
    tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS và đề xuất
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    một số biện pháp giúp cho công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu
    trưởng các trường THCS của huyện Hiệp Hoà có hiệu quả.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra,
    các phần mềm để xử lý số liệu, tính tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm các
    nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao
    hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường
    THCS của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
    8. Đóng góp của luận văn và khả năng ứng dụng
    Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn
    của việc chỉ đạo dạy học của hiệu trưởng trường THCS trong bối cảnh KTXH của một địa phương.
    Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã cung cấp lí luận, nhận thức và kĩ năng
    chỉ đạo nâng cao CLDH của hiệu trưởng trường THCS trong điều kiện thực
    tiễn hoạt động của nhà trường.
    9. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
    chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO DẠY
    HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG
    CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Ở
    HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG.
    Chương 3: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
    HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN
    HIỆP HOÀ.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    7
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO DẠY HỌC
    CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
    Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được các nhà triết học, đồng
    thời là nhà giáo dục ở cả phương Đông và phương Tây đề cập tới như:
    Ở phương Tây, từ trước công nguyên Xôcrat đã quan niệm giáo dục
    phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng định chính bản thân mình. Ông cho
    rằng để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cần có phương pháp để giúp
    thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với
    chân lý. Còn Platon xác nhận vai trò tất yếu của của giáo dục trong xã hội,
    tính quyết định của chính trị đối với giáo dục.
    Ở phương Đông Khổng Tử quan niệm phương pháp dạy học là dùng
    cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi
    người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nền nếp, thói quen trong
    học tập.
    Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin, khoa học giáo dục thực sự có sự biến đổi cả về lượng và chất.
    Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò trách nhiệm
    của cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường. Các
    nhà nghiên cứu giáo dục đều chỉ ra hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn
    diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà trường. Hiệu trưởng
    phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi
    dưỡng họ thành những giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để tham ra
    dạy học đạt hiệu quả cao.
    Trên thế giới hiện nay các nước phát triển có nền kinh tế lớn, có trình
    độ khoa học công nghệ hiện đại như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay ở Đông Nam
    Á có Singapo thì trong nhiều năm qua họ đã thực sự quan tâm đầu tư cho
    giáo dục với nguồn kinh phí rất lớn. Các nước trên đều xây dựng chiến lược
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...