Thạc Sĩ Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung họ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các từ viết tắt vii
    Danh mục các bảng, hình . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc luận văn 5
    Chương 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
    GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ . 6
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6
    1.2. Một số khái niệm công cụ 7
    1.2.1. Đánh giá 7
    1.2.2. Chất lượng . 9
    1.2.3. Chất lượng giáo dục 10
    1.2.4. Quản lý 11
    1.2.5. Quản lý giáo dục . 14
    1.2.6. Quản lý chất lượng giáo dục . 15
    1.2.7. Quản lý trường THCS . 17
    1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục 20
    1.3.1. Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục . 20
    1.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 21
    1.4. Tự đánh giá trong quản lý chất lượng giáo dục . 23
    1.4.1. Ý nghĩa cu ̉ a hoạt động tự đánh giá . 23
    1.4.2. Mục tiêu, nội dung tự đánh giá . 23
    1.4.3. Quy trình tự đánh giá trường THCS . 24
    1.4.4. Vai trò của nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo
    thực hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THCS 25
    1.5. Kinh nghiệm KĐCLGD ở một số quốc gia . 26
    1.5.1. Đan Mạch 26
    1.5.2. Thái Lan 27
    Kết luận chương 1 . 28
    Chương 2. THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN . 29
    2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn . 29
    2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn . 29
    2.1.2. Khái quát về GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn . 31
    2.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn
    đánh giá chất lượng trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 36
    2.2.1. Thực trạng triển khai hoạt động tự đánh giá trường THCS 36
    2.2.2. Đánh giá chung việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS 36
    2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện KĐCLGD . 38
    2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD . 38
    2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện KĐCLGD . 39
    2.3.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực hiện KĐCLGD 43
    2.4. Đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện KĐCLGD . 43
    2.4.1. Đánh giá chung . 43
    2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai thực hiện công tác
    KĐCLGD 45
    2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng . 54
    Kết luận chương 2 . 55
    Chương 3. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
    ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
    ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN . 56
    3.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp chỉ đạo . 56
    3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa 56
    3.1.2. Nguyên tắc tính toàn diện . 57
    3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả 57
    3.2. Các biện pháp đề xuất chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt
    động tự đánh giá trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 58
    3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự
    đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên . 58
    3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 59
    3.2.3. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá 60
    3.2.4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề
    ra trong Báo cáo tự đánh giá . 61
    3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá, tổng kết và phổ
    biến kinh nghiệm . 61
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 63
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
    đề xuất . 63
    3.4.1. Mục đích kha ̉ o nghiê ̣ m 63
    3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm 64
    3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm . 64
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 64
    Kết luận chương 3 . 66
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 67
    1. Kết luận . 67
    2. Khuyến nghị 68
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70
    PHỤ LỤC . 72

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong nền giáo dục của mỗi quốc gia thì chất lượng giáo dục, trước hết
    là chất lượng giáo dục phổ thông luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, bởi đó là
    nền tảng của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển
    kinh tế - xã hội của đất nước.
    Ở Việt Nam , chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục là vấn
    đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên
    cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau và đề xuất nhiều giải pháp, biện
    pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những giải pháp quan trọng đó
    là xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD)
    từ bậc học mầm non đến bậc đại học, vấn đề này đã được thể chế hóa trong
    Luật Giáo dục 2005, quy định tại điều 17:
    “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định
    mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà
    trường và cơ sở giáo dục khác.
    Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm
    vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo
    dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [1].
    Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) là hoạt
    động đánh giá các nhà trường về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu
    chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ
    thông do Bộ GD&ĐT ban hành. Quá trình thực hiện KĐCLGD được thực
    hiện theo quy trình qua các bước:
    Bước 1: Tự đánh giá của nhà trường.
    Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
    Bước 3: Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.
    Bước 4: Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp
    giấy chứng nhận KĐCLGD.
    Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình nhà
    trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
    Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động
    giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên
    quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
    nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
    Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường
    trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đòi hỏi
    tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận
    đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ
    thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các
    tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.
    Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, được tái lập tháng 01 năm 1997,
    cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kinh tế thuần nông, chậm phát triển, trình độ
    dân trí còn thấp, còn nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển quy mô, mạng
    lưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên do đó ảnh hưởng không nhỏ
    đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính
    quyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục cùng với sự nỗ lực của đội ngũ
    cán bộ quản lý, giáo viên, trong thời gian qua sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Bắc
    Kạn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, chất lượng giáo dục phổ thông
    từng bước được nâng cao trong đó có giáo dục trung học cơ sở (THCS).
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã chỉ đạo
    thực hiện công tác KĐCLGD đến các nhà trường, qua 02 năm học thực hiện
    kết quả đạt được còn thấp, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chưa cao.
    Thực tiễn chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường THCS trên địa bàn tỉnh
    Bắc Kạn còn gặp phải những khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình triển khai:
    - Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ
    về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác KĐCLGD đối với yêu cầu
    nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS.
    - Kiến thức, kỹ năng thực hiện các khâu trong quy trình KĐCLGD của
    các nhà trường còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu đặt
    ra, trong đó có khâu tự đánh giá.
    - Một số nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vị
    trí, vai trò của hoạt động tự đánh giá trong quá trình thực hiện công tác
    KĐCLGD và tác động tích cực của nó đối với việc nâng cao chất lượng công
    tác quản lý, dạy và học của nhà trường.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên tại địa phương, chúng tôi quyết định chọn
    vấn đề: “Biê ̣ n pha ́ p chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá
    chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bă ́ c Ka ̣ n” làm
    đề tài luận văn tốt nghiệp cao ho ̣ c.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và KĐCLGD, thực trạng tự
    đánh giá ở các trường THSC tỉnh Bắc Kạn, đề tài đề xuất các biện pháp chỉ
    đạo hoạt động tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá
    tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự đánh giá và KĐCLGD của các
    trường THCS.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh
    giá của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu đề xuất được các biện pháp chỉ đạo phù hợp, khả thi, thì chất lượng,
    hiệu quả việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS trên địa bàn tỉnh
    Bắc Kạn sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý chất lượng
    và KĐCLGD trường THCS
    5.2. Phân tích thực trạng hoạt động tự đánh giá của các trường THCS
    trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
    5.3. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tự
    đánh giá của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh
    giá chất lượng trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    - Thời gian 2 năm: 2010, 2011.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết
    về quản lý chất lượng giáo dục và KĐCLGD.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm trong việc
    chỉ đạo, thực hiện hoạt động tự đánh giá của Sở, Phòng, các trường THCS.
    - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất
    chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự đánh giá trường THCS.
    - Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra đối với 16 lãnh đạo,
    chuyên viên phòng GD&ĐT (mẫu số 01) và 32 cán bộ quản lý trường THCS
    (mẫu số 02) thuộc 8 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Xử lý kết quả để
    phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp đã áp dụng, từ đó rút ra kết luận.
    - Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi
    của các biện pháp đề xuất đối với: 04 lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; 16
    lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và 32 cán bộ quản lý trường THCS
    thuộc 8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn (mẫu số 03).
    7.3. Nhóm phương pháp hô ̃ trơ ̣
    Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận
    từ các phương pháp nghiên cứu ơ ̉ trên.
    8. Cấu trúc luận văn
    Cấu trúc đề tài gồm các phần:
    - Mở đầu.
    - Chương 1. Lý luận về quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục trường
    trung học cơ sở.
    - Chương 2. Thực trạng chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trường trung học
    cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    - Chương 3. Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá
    trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    - Kết luận và khuyến nghị.
    - Danh mục tài liệu tham khảo.

    Chương 1
    LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
    GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Quản lý chất lượng giáo dục về thực chất là quá trình định hướng và
    kiểm soát chất lượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằm
    duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân
    và của từng nhà trường. Quản lý chất lượng giáo dục có nhiều khâu và nhiều
    biện pháp trong đó có hoạt động kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục.
    Kiểm định, đánh giá chất lượng trong giáo dục được nhiều quốc gia trên
    thế giới quan tâm trên cả hai phương diện nghiên cứu lý thuyết và triển khai
    thực tế, ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, . đã được
    triển khai nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ 20.
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng sản phẩm giáo dục chịu ảnh
    hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng của chính nhà trường,
    như: chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
    chất, trang thiết bị trường học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà
    trường, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm:
    - Hoạt động tổ chức và quản lý của nhà trường.
    - Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
    - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
    - Hoạt động giữa nhà trường với gia đình, xã hội.
    - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
    Nhiều quốc gia trong quá trình đánh giá các nhà trường, họ thực hiện
    công tác KĐCLGD để xác nhận và công nhận chất lượng dạy và học của các
    nhà trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, . Các hiệp hội KĐCLGD ở các nước
    này đã xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để công nhận mức độ đạt chuẩn của
    các nhà trường so với chuẩn quy định.
    Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều học giả nghiên cứu và đề cập đến
    KĐCLGD giáo dục đại học như: Nguyễn Đức Chính với “Kiểm định chất
    lượng trong giáo dục đại học” [7]; Đặng Bá Lãm với “Kiểm tra và đánh giá
    trong dạy - học đại học” [12], .
    Việc xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCLGD đã được Bộ
    GD&ĐT quan tâm, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được
    thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ.
    Sự ra đời của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đánh dấu một
    thời kỳ mới của sự phát triển trong hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định
    chất lượng ở Việt Nam.
    Ngày 12/5/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 12/2009/TTBGDĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
    dục trường THCS với 7 tiêu chuẩn và 47 tiêu chí bao hàm các hoạt động của
    trường THCS, đây là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt động
    KĐCLGD trường THCS.
    Tuy nhiên cho đến nay còn vắng bóng các công trình nghiên cứu và đề
    xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS.
    Vấn đề đặt ra ở đây là đề xuất các biện pháp chỉ đạo để thực hiện có chất
    lượng, hiệu quả công tác KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn quy định để
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có khâu tự đánh giá đối với
    các nhà trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    1.2. Một số khái niệm công cụ
    1.2.1. Đánh giá
    Đánh giá giáo dục là hoạt động khảo sát, xác nhận chất lượng của sản
    phẩm giáo dục hay chất lượng nhà trường. Có thể nói đánh giá giáo dục là
    hoạt động nhằm vào mục tiêu chủ yếu là đảm bảo và nâng cao chất lượng một
    cách thường xuyên.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ GD&ĐT, Vụ Pháp chế (2005), Tìm hiểu luật Giáo dục 2005 ,
    NXB Giáo dục.
    2. Bộ GD&ĐT (2008), Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng
    Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
    giáo dục.
    3. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ
    trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm
    định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
    4. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng
    Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
    giáo dục trường trung học cơ sở.
    5. Bộ GD&ĐT - Cục KT&KĐCLGD (2009), Tài liệu tập huấn kiểm
    định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
    6. Bộ GD&ĐT (2009), Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD của
    Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông.
    7. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại
    học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    8. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống
    kê HN.
    9. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo
    dục, NXB Giáo dục.
    10. Học viện hành chính quốc gia (1994), Giáo trình về quản lý hành
    chính nhà nước.
    11. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận
    và thực tiễn, NXB Giáo dục.
    12. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra và đánh giá trong dạy - học đại học,
    NXB Giáo dục.
    13. Trịnh Trúc Lâm (2002), Địa lý tỉnh Bắc Kạn, Sở GD&ĐT Bắc Kạn.
    14. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận
    QLGD, Trường CBQL TWI.
    15. Trần Quốc Thành (2000), Khoa học quản lý đại cương, NXB Đại
    học sư phạm Hà Nội.
    16. Sở GD&ĐT (2011), Báo cáo số liệu thống kê mạng lưới trường, lớp,
    học sinh và cơ sở vật chất năm học 2010-2011.
    17. Sở GD&ĐT (2011), Báo cáo tổng kết công tác khảo thí và kiểm định
    chất lượng giáo dục năm học 2010-2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm
    học 2011-2012.
    18. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
    19. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    20. Phạm Viết Vượng chủ biên (2010), Quản lý hành chính nhà nước và
    quản lý ngành giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...