Thạc Sĩ Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS.
    Phạm Hồng Quang - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn
    thành luận văn này. Cám ơn các thầy cô giáo khoa Tâm lý giáo dục Trường Đại học
    Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, giúp đỡ cho
    tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
    Xin trân trọng cảm ơn Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Huyện Uỷ
    Võ Nhai, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài huyện đã tạo điều kiện tốt
    nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
    Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và các
    bạn học viên lớp Quản lý Giáo dục K21 đã luôn động viên, khích lệ tôi trong
    thời gian vừa qua.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
    Tác giả


    Nịnh Văn Hào iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    5. Giả thuyết khoa học . 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Cấu trúc của luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
    TUYÊN TRUYỀN CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN 6
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 8
    1.2.1. Khái niệm Bồi dưỡng 8
    1.2.2. Nghiệp vụ Tuyên truyền 11
    1.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền 12
    1.3. Một số vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyền . 13
    1.3.1. Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền . 13
    1.3.2. Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền 14
    1.3.3. Những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền 16
    1.3.4. Phương châm tiến hành công tác tuyên truyền . 18
    1.3.5. Một số hình thức chủ yếu của công tác tuyên truyền 19 iv
    1.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên 20
    1.4.1. Đội ngũ Báo cáo viên 20
    1.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng 23
    1.4.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 27
    1.4.4. Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng 29
    1.4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng . 29
    1.4.6. Vấn đề thông tin trong quản lý 31
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên
    truyền cho đội ngũ báo cáo viên 31
    1.5.1. Các nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nước 31
    1.5.2. Kế hoạch hoá trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền . 32
    . 32
    1.5.4. Các nhân tố thuộc về báo cáo viên 34
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
    Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TUYÊN
    TRUYỀN CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở HUYỆN VÕ NHAI,
    TỈNH THÁI NGUYÊN . 36
    2.1. Vài nét về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của huyện Võ Nhai, Thái
    Nguyên . 36
    2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền và đội ngũ báo cáo viên ở huyện Võ
    Nhai, Tỉnh Thái Nguyên 36
    2.2.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền huyện Võ Nhai, Thái Nguyên 36
    2.2.2. Thực trạng đội ngũ báo cáo viên huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên . 41
    2.3. Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo
    viên ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên . 47
    2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng . 47
    2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng 50
    2.3.3. Thực trạng chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng . 52 v
    2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho
    đội ngũ báo cáo viên ở huyện 56
    2.4.1. Những yếu tố chủ quan 56
    2.4.2. Những yếu tố khách quan 58
    2.5. Đánh giá chung bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo
    cáo viên huyện Võ Nhai, Thái Nguyên . 59
    2.5.1. Ưu, nhược điểm . 59
    2.5.2. Nguyên nhân ưu, nhược điểm . 60
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
    Chương 3: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TUYÊN
    TRUYỀN CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở HUYỆN VÕ NHAI,
    THÁI NGUYÊN . 64
    3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp 64
    3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa . 64
    3.1.2. Phù hợp với thực tế công việc . 64
    3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống 65
    3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện 65
    3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả . 65
    3.2. Các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo
    viên ở huyện . 65
    3.2.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng
    nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên . 65
    3.2.2. Huy động nguồn lực bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội
    ngũ báo cáo viên 69
    3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo
    hướng phát huy vai trò chủ thể của đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng . 73
    3.2.4. Xây dựng các chế độ hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt
    động bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên 78 vi
    3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình tổ chức bồi dưỡng và
    đánh giá kết quả bồi dưỡng . 82
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 86
    3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 87
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 87
    3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 87
    3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 87
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm . 88
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 93
    1. Kết luận 93
    2. Khuyến nghị . 94
    2.1. Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh 94
    2.2. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy 95
    2.3. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Võ Nhai 95
    2.4. Cấp ủy, Chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện . 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BCH : Ban chấp hành.
    BCV : Báo cáo viên.
    CBQL : Cán bộ quản lý.
    CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
    CSVC : Cơ sở vật chất.
    ĐTB : Điểm trung bình.
    KHKT : Khoa học kỹ thuật.
    KTXH : Kinh tế xã hội

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ báo cáo viên
    về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền 37
    Bảng 2.2. Thực trạng các nội dung tuyên truyền 40
    Bảng 2.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức đội ngũ báo cáo viên huyện
    Võ Nhai, Thái Nguyên 42
    Bảng 2.4. Thực trạng về năng lực, nghiệp vụ đội ngũ báo cáo viên huyện
    Võ Nhai . 45
    Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng 47
    Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng 51
    Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng . 53
    Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng . 54
    Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của giải pháp nâng cao hiệu quả bồi
    dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho báo cáo viên huyện Võ Nhai,
    Thái Nguyên . 88
    Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi về biện pháp nâng cao hiệu quả bồi
    dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho báo cáo viên huyện Võ Nhai,
    Thái Nguyên . 89
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước và điều kiện bùng nổ thông
    tin toàn cầu, công tác tuyên truyền và hoạt động của BCV có vai trò rất quan
    trọng trong việc cung cấp, định hướng thông tin, dư luận trong cán bộ, đảng
    viên và nhân dân.
    Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư
    tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của
    Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và quần chúng
    nhân dân; biến nhận thức, niềm tin thành hành động cách mạng. Đồng thời góp
    phần uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành
    động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
    Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng của Đảng bao
    gồm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vững vai trò nền tảng
    trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Hiện nay, bên cạnh các công cụ tuyên truyền phong phú và hiện đại bao
    gồm hệ thống tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng . thì vai trò của đội
    ngũ BCV rất quan trọng, bởi vì đây là lực lượng thực hiện công tác tuyên
    truyền tới đối tượng một cách trực tiếp, mang lại hiệu quả cao. Do đó chất
    lượng, nghiệp vụ, phương pháp truyên truyền của BCV đóng vai trò quyết định
    đến chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.
    Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua
    được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên. Huyện
    đã đạt được những kết quả to lớn về chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội, quốc
    phòng, an ninh; đặc biệt là sự ổn định về chính trị, một trong những nguyên
    nhân dẫn đến thành công đó chính là hiệu quả công tác tuyên truyền.
    Công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có
    bước chuyển biến theo hướng tích cực. Đội ngũ BCV những năm qua thường 2
    xuyên được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng từ huyện đến cơ
    sở. Hoạt động tuyên truyền ngày càng đa dạng, phong phú, có tính thời sự cao.
    Những thông tin thời sự trong nước và quốc tế, các quan điểm đường lối chính
    sách của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương được các
    báo cáo viên sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy nhận thức cán bộ, đảng viên và
    nhân dân có bước chuyển biến tích cực tạo sự thống nhất về tư tưởng chính trị
    trong Đảng và quần chúng ngày càng cao, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng
    trong công cuộc đổi mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác tuyên
    truyền của BCV ở cơ sở đã biết lồng ghép phổ biến quán triệt Nghị quyết, Chỉ
    thị của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước với các nội dung khác như: Bảo vệ
    tài nguyên môi trường, Chế độ BHXH, việc làm, phổ biến giáo dục Pháp luật,
    an toàn giao thông Vừa làm phong phú thêm nội dung sinh hoạt đưa Nghị
    quyết của Đảng vào cuộc sống, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ kịp thời
    nhiệm vụ chính trị góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên ở cơ sở.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong tình hình hiện nay
    công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện đang gặp phải những khó khăn, hạn
    chế đó là: Một số BCV ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của cán
    bộ đảng viên, việc bồi dưỡng, học tập nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ BCV
    chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của một số cấp uỷ về vai trò của
    công tác tuyên truyền còn đơn giản, chưa có sự quan tâm đầu tư thích đáng để
    xây dựng đội ngũ báo cáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Hình thức
    tuyên truyền, nội dung thông tin còn hạn chế. Phương thức hoạt động vẫn nặng
    một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại, chủ yếu mở các hội nghị
    để truyền đạt lại thông tin, chưa thực hiện tốt thông tin hai chiều nhất là thông
    tin từ dưới lên, chưa thường xuyên có ý kiến trao đổi, phản hồi từ cơ sở để giải
    quyết những vấn đề người nghe đang thực sự quan tâm, tuy có những tiến bộ
    “đưa thông tin về cơ sở” nhưng phần lớn vẫn còn dừng lại trong cán bộ, đảng
    viên; chưa đi sâu vào đời sống nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
    bào dân tộc ít người. Do vậy đã ảnh hưởng nhất định đến nhận thức chung của 3
    cán bộ, đảng viên chưa theo kịp với tình hình mới, những vấn đề bức xúc thực
    tiễn nảy sinh.
    Từ những hạn chế trên cho thấy thực trạng công tác tuyên truyền tại
    huyện Võ Nhai chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, cả về số lượng và
    chất lượng thông tin đặc biệt là thông tin nội bộ ở cơ sở, đội ngũ những người
    làm công tác tuyên truyền mà nòng cốt là những BCV còn hạn chế về năng lực,
    ít được cung cấp thông tin đầy đủ, ít được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
    nên tính thuyết phục trong tuyên truyền chưa cao, bên cạnh đó trình độ cán bộ,
    đảng viên, trình độ dân trí ngày càng cao, quy chế dân chủ đang được phát huy
    tại cơ sở; âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch
    ngày càng tinh vi nguy hiểm .
    Những vấn đề trên đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả
    công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để
    góp phần nâng cao nhận thức cách mạng, tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống
    nhất cao giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong quá trình hội
    nhập và phát triển; đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào
    dân tộc ít người.
    Từ thực trạng trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ
    tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng công tác tuyên truyền và nghiệp
    vụ của đội ngũ đội ngũ BCV của huyện Võ Nhai, đề tài đề xuất các biện pháp
    bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV ở huyện Võ Nhai nhằm
    nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ BCV, góp phần nâng cao chất lượng và
    hiệu quả công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền
    cho đội ngũ BCV ở huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.
    - Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho
    đội ngũ BCV ở huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên. 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội
    ngũ BCV.
    - Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV ở
    huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
    - Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV ở huyện
    Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
    5. Giả thuyết khoa học
    Đội ngũ BCV làm công tác tuyên truyền của huyện Võ Nhai tỉnh Thái
    Nguyên trong những năm gần đây đã có sự phát triển cả về số lượng và chất
    lượng. Tuy nhiên hiệu quả của công tác tuyên truyền của huyện vẫn còn những
    hạn chế nhất định, điều này do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính
    là năng lực nghiệp vụ của đội ngũ BCV. Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện
    pháp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV khoa học,
    phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện Võ Nhai thì sẽ nâng cao chất lượng
    của công tác tuyên truyền.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, hệ thống hoá các tài liệu, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết
    của Đảng về công tác tuyên truyền các công trình nghiên cứu khoa học, . có
    liên quan làm rõ những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền
    cho đội ngũ BCV.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra trực tiếp bằng hình thức sử
    dụng phiếu điều tra đối với các đối tượng liên quan.
    - Phương pháp quan sát: Qua hoạt động dự giờ, thăm lớp nhằm đánh
    giá trực tiếp chất lượng BCV.
    - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, thảo luận về nghiệp vụ đối với BCV
    đàm thoại trực tiếp với người nghe làm cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ BCV. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đánh giá của lãnh đạo huyện,
    lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ và giảng viên đối với đội ngũ BCV.
    6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
    Sử dụng toán thông kê và một số phần mềm tin học để xử lý những kết
    quả thu được từ điều tra, khảo sát.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
    dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội
    ngũ báo cáo viên.
    Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ
    báo cáo viên ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 3: Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo
    cáo viên ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
     
Đang tải...