Luận Văn Biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho thanh niên nông thôn của trung tâm học tập cộng đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Đề tài : “Biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho thanh niên nông thôn của
    trung tâm học tập cộng đồng” được xuất phát từ những lí do sau:
    Thứ nhất: Xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu bức xúc về nguồn nhân
    lực chất lượng cao cho nông nghiệp và nông thôn với trình độ còn hạn chế
    của thanh niên nông thôn (TNNT) hiện nay; mâu thuẫn giữa nhu cầu được
    bồi dưỡng các kiến thức của TNNT với việc đáp ứng nhu cầu đó cho TNNT
    hiện nay.
    Thứ hai: Xuất phát từ sự bất cập giữa một bên là ưu thế, tiềm năng nổi
    trội của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) với thực tiễn khai thác
    và phát huy tiềm năng đó trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của TNNT.
    Vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, đổi mới các biện pháp bồi
    dưỡng kiến thức (BDKT) của TTHTCĐ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá được thực trạng trình độ kiến thức của TNNT và nhu cầu
    BDKT của họ; đánh giá được các biện pháp đang được sử dụng để BDKT
    cho TNNT của TTHTCĐ; đề xuất được các biện pháp phù hợp nhằm nâng
    cao hiệu quả BDKT cho TNNT của TTHTCĐ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động BDKT của TTHTCĐ, với tư cách là cơ sở học tập thường
    xuyên do cộng đồng dân cư tự tổ chức và quản lí.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp BDKT cho TNNT đang được sử dụng của TTHTCĐ.
    4. Giới hạn của đề tài
    4.1. Về nội dung: đề tài nghiên cứu biện pháp BDKT cho TNNT của
    TTHTCĐ.
    4.2. Về nghiệm thể và địa bàn nghiên cứu: Nghiệm thể là TNNTvà
    cán bộ xã đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Địa bàn nghiên cứu là 12 xã
    thuộc ba huyện của Hà Nội: Sóc Sơn: xã Minh Phú, Mai Đình, Trung Giã và
    Xuân Giang; Gia Lâm: xã Cổ Bi, Kim Sơn, Phú Thị và Đa Tốn;Từ Liêm: xã
    Xuân Đỉnh, Thượng Cát, Xuân Phương và Đại Mỗ.
    5. Giả thuyết khoa học
    Vốn kiến thức khoa học kĩ thuật, khoa học thường thức và hiểu biết về
    chính trị- pháp luật của TNNT hiện nay còn hạn chế; nhiều thanh niên có nhu
    cầu được bồi dưỡng các kiến thức này. Trong khi đó, các biện pháp BDKT
    cho TNNT của TTHTCĐ hiệu quả chưa cao. Nếu các biện pháp BDKT của
    TTHTCĐ được đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập của TNNT và
    phù hợp với sự phát của thực tiễn xã hội sẽ góp phần nâng cao kiến thức và
    đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của TNNT.
    2
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Xây dựng khung lí thuyết của việc nghiên cứu thực tiễn.
    6.2. Nghiên cứu thực trạng về nhu cầu được BDKT của TNNT và các biện
    pháp BDKT cho TNNT của TTHTCĐ ở các địa phương được nghiên cứu.
    6.3. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
    BDKT cho TNNT của TTHTCĐ.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận
    Tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm biện chứng; thực tiễn; lịch sử,
    phát triển.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
    + Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
    + Phương pháp thống kê xã hội học.
    + Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
    + Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề.
    + Phương pháp trắc nghiệm.
    + Phương pháp thực nghiệm.
    Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: quan sát,
    tổng kết kinh nghiệm và phương pháp chuyên gia
    8. Đóng góp mới của luận án
    + Về lý luận, làm rõ xu thế tất yếu và đặc trưng của GDTX trong giáo
    dục hiện đại; hoạt động và ưu thế của TTHTCĐ với tư cách là cơ sở để thực
    hiện GDTX ở các cộng đồng dân cư xã/ phường.
    + Về thực tiễn, phát hiện được thực trạng trình độ kiến thức của
    TNNT và nhu cầu bồi dưỡng các kiến thức đó của họ; phát hiện thực trạng
    các biện pháp hiện đang được sử dụng để BDKT cho TNNT của TTHTCĐ
    và nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm
    nâng cao hiệu quả BDKT khoa học cho TNNT của TTHTCĐ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...