Luận Văn Biện pháp bồi dưỡng cho cha mẹ năng lực giáo dục hành vi đạo đức đối với trẻ mẫu giáo lớn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề t_i
    1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
    quốc dân nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân
    cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước
    vào trường phổ thông [11, tr.23] . Do tính chất và quy luật của quá
    trình hình thành nhân cách, lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi
    (mẫu giáo lớn - MGL) có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết
    định đối với sự phát triển sau này của trẻ.
    1.2. Gia đình (GĐ) là môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng đối
    với trẻ MGL. Tác động của giáo dục gia đình (GDGĐ) đối với trẻ
    MGL được thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất vẫn
    là giáo dục đạo đức (GDĐĐ).
    1.3. Hiện nay, nước ta có trên 12 triệu trẻ em, chiếm trên 15% dân số.
    Những trẻ em này là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm
    chăm sóc và giáo dục. Ngày 23/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký
    Quyết định số 149/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục
    mầm non giai đoạn 2006-2015. Theo đó, nhiều đề án, chương trình
    hành động cụ thể được thực hiện. Tuy nhiên, trong lĩnh vực GDGĐ,
    NLGD của các bậc cha mẹ với con em mình vẫn còn nhiều bất cập,
    đặc biệt là giáo dục hành vi đạo đức (GDHVĐĐ) và trong điều kiện
    nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
    1.4. Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức
    được vai trò của GDGĐ, quan tâm phát triển GDĐĐ trong GĐ. Tuy
    nhiên, vẫn chưa có những tác động có hiệu quả nâng cao
    NLHDHVĐĐ cho các bậc cha mẹ. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
    (VHTTDL) - cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực GĐ, do
    2
    nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan chưa thực hiện đầy đủ
    vai trò của mình với tư cách là một chủ thể của quá trình bồi dưỡng.
    Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu biện pháp
    bồi dưỡng cho cha mẹ NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL là việc
    làm vô cùng mới mẻ, cấp thiết. Đây cũng là lý do để tác giả luận án
    lựa cho đề tài nghiên cứu có nội dung vận dụng lý luận về GDGĐ,
    GDĐĐ cho trẻ em vào thực tiễn GDĐĐ cho trẻ em ở các GĐ nước ta,
    nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực của các bậc cha mẹ
    trong việc GDĐĐ cho con em.
    Đề tài luận án được biểu đạt bởi tiêu đề: “Biện pháp bồi
    dưỡng cho cha mẹ năng lực giáo dục h_nh vi đạo đức đối với trẻ
    tuổi mẫu giáo lớn”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng cho cha mẹ NLGDHVĐĐ
    đối với trẻ tuổi MGL nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho
    trẻ tuổi MGL trong GĐ, từ đó góp phần xây dựng và phát triển nhân
    cách thế hệ tương lai của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể v_ đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: NLGDHVĐĐ cho trẻ tuổi MGL của các
    bậc cha mẹ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của công tác bồi dưỡng đến
    NLGDHVĐĐ cho trẻ tuổi MGL của các bậc cha mẹ.
    4. Giả thuyết khoa học:
    Quá trình bồi dưỡng NLGDHVĐĐ cho trẻ tuổi MGL của các
    bậc cha mẹ bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu chịu sự tác động của
    nhiều yếu tố và từ nhiều chủ thể bồi dưỡng. Nếu xác định được hệ
    thống các biện pháp do chủ thể bồi dưỡng là Bộ VHTTDL từ cấp
    trung ương đến xã/phường thực hiện tác động tới từng thành tố của
    3
    quá trình bồi dưỡng một cách hợp lý, hiệu quả thì sẽ nâng cao
    NLGDHVĐĐ của các bậc cha mẹ, góp phần nâng cao chất lượng
    GDGĐ trong điều kiện KTXH Việt Nam hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về biện pháp bồi dưỡng cho cha
    mẹ NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL.
    5.2. Nghiên cứu thực trạng NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL của
    các bậc cha mẹ; thực trạng công tác bồi dưỡng cho cha mẹ
    NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL.
    5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng cho cha mẹ
    NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: xã Thái Hưng - Hưng Hà - Thái Bình
    và xã Tân Hưng - Vĩnh Bảo - Hải Phòng (khu vực nông thôn đồng
    bằng sông Hồng)
    - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Chủ thể bồi dưỡng là Bộ VHTTDL
    từ cấp trung ương đến xã/phường. Quá trình bồi dưỡng cho cha mẹ
    NLGDHVĐĐ đối với trẻ tuổi MGL được thể hiện ở cấp vĩ mô và vi
    mô. Các biện pháp được nghiên cứu là các biện pháp tác động vào
    các khâu của quá trình bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ NLGDHVĐĐ
    đối với trẻ tuổi MGL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...