Tiểu Luận Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự


    Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
    như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Phân
    tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thi
    hành án dân sự. Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
    trong thực tiễn hiện nay. Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hi ện
    pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
    Keywords: Luật dân sự; Thi hành án; Pháp luật Việt Nam; Án dân sự
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động đưa bản án, quyết định về dân sự của Tòa án,
    Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành trên thực tế. THADS bảo
    đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh
    của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
    nhân và lợi ích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường hiệu lực,
    hiệu quả của bộ máy nhà nước.
    Xác định tầm quan trọng của công tác THADS, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay,
    Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về THADS, đó là: Hiến pháp năm 1992
    của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 136), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
    Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
    Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
    một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín
    Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2004) và nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW
    ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
    Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
    cách tư pháp đến năm 2020.
    Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng Nhà nước trước đây, nay là Ủy ban
    Thường vụ Quốc hội đã ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để điều chỉnh
    các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực này như Pháp lệnh THADS năm 1989, Pháp lệnh THADS
    năm 1993, Pháp lệnh THADS năm 2004 và đặc biệt là việc Quốc hội ban hành Luật THADS.
    Bên cạnh việc kế thừa, phát triển và pháp điển hóa các quy định về THADS còn phù hợp,
    trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn công tác THADS và tiếp thu có
    chọn lọc quy định của pháp luật về THADS của một số nước trên thế giới, Luật THADS đã quy
    định thêm nhiều nội dung mới, khắc phục được một số hạn chế, tồn tại của Pháp lệnh THADS
    năm 2004. So với các văn bản pháp luật THADS được ban hành trước, Luật THADS quy định
    đầy đủ, chi tiết và khoa học hơn các vấn đề về THADS, vì vậy đã điều chỉnh hiệu quả hơn các
    quan hệ phát sinh trong THADS và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy
    nhiên, sau hơn ba năm triển khai thực hiện, Luật THADS cũng đã bộc lộ những bất cập, đặt ra
    nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ thêm, trong đó có quy định về biện pháp bảo đảm thi
    hành án. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài "Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự" làm đề tài luận
    văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong Luật THADS. Trước khi Luật
    THADS được ban hành, pháp luật THADS chưa quy định về vấn đề này. Đối với biện pháp
    phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án, trước đây được Pháp lệnh THADS năm 2004
    quy định là một biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ đến khi Luật THADS được ban hành thì
    chế định các biện pháp bảo đảm thi hành án mới được quy định một cách đầy đủ, cụ thể. Do đó,
    cho đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến đề tài này như:
    - "Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn" do TS. Nguyễn
    Công Bình (chủ biên), do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản, năm 2007;
    - "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
    trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010;
    - "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự", của Nguyễn Thị
    Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05/2010;
    - "Bản chất pháp lí của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự",
    Trần Anh Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2009;
    - "Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án", của Hồ Quân Chính,
    Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về thi hành án dân sự 7/2011.
    - "Biện pháp bảo đảm thi hành án-Bước ngoặt của pháp luật về thi hành án dân sự", của Lê
    Thị Kim Dung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội
    hóa, năm 2009.
    - "Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự", của Trần Phương Hồng, Tạp chí Dân chủ và
    pháp luật, số chuyên đề, 2011.
    Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ
    dừng lại ở mức độ nêu mục đích, cơ sở áp dụng và giới thiệu về nội dung các quy định về biện
    pháp bảo đảm THADS mà chưa nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, tổng thể về các nội
    dung liên quan đến vấn đề này. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được
    tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm
    THADS, nội dung của chế định biện pháp bảo đảm THADS; nhận diện được những hạn chế, bất cập
    của chế định này và các tồn tại , vướng mắc trong thực tiễn thực hiện chúng. Từ đó, tìm ra một số giải
    pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc, tồn tại đã nhận diện, góp phần giải quyết
    các khó khăn, vướng mắc đặt ra trong công tác THADS hiện nay.
    Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh
    sau:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm THADS như khái niệm, đặc điểm,
    ý nghĩa, cơ sở của biện pháp bảo đảm THADS.
    - Phân tích, đánh giá những quy định của Luật THADS về biện pháp bảo đảm THADS.
    - Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm THADS trong thực tiễn hiện nay.
    - Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về biện pháp bảo
    đảm THADS.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm THADS, là
    các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm THADS và thực trạng thực hiện các biện pháp
    này trong hoạt động THADS hiện nay.
    Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy vậy, do giới hạn của một luận
    văn thạc sĩ , việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như
    khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm THADS; cơ sở của việc pháp luật
    quy định biện pháp bảo đảm THADS; nội dung các quy định của Luật THADS về biện pháp bảo
    đảm THADS và thực tiễn thực hiện chúng trong những năm qua.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp duy vật
    biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
    nước và pháp luật.
    Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, t ác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
    khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
    và phương pháp thực tiễn.
    6. Những điểm mới của luận văn
    Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến biện
    pháp bảo đảm THADS, thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây:
    - Hoàn thiện khái niệm về biện pháp bảo đảm THADS;
    - Làm rõ được đặc điểm, ý nghĩa, nội dung của biện pháp bảo đảm THADS và cơ sở của việc
    quy định biện pháp này;
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của Luật THADS về bảo đảm THADS và
    thực tiễn thực hiện;
    - Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định của
    pháp luật về bảo đảm THADS.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có
    03 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án
    Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
    Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án
    dân sự và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...