Thạc Sĩ Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc thuộc Vị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2008 -2010 và đề xuất các giải pháp bảo vệ


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: TỔNG QUAN .3
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .6
    Chương 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    2.1. Tài liệu, đối tượng và vùng nghiên cứu 10
    2.2. Nội dung nghiên cứu .10
    2.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu .12
    2.3.1. Phương pháp thu mẫu 12
    2.3.2. Phân tích mẫu 12
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .13
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
    3.1. Đặc điểm nhận dạng TCCC một số họ chiếm ưu thế .15
    3.1.1. Họ cá khế Caragidae 15
    3.1.2. Họ cá trích Clupeidae 15
    3.1.3. Họ cá trỏng Engraulidae 17
    3.1.4. Họ cá phèn Mullidae .18
    3.1.5. Họ cá mối Synodontidae .19
    3.1.6. Họ cá hố Trichiuridae 20
    3.2. Biến động TCCC một số họ chiếm ưu thế 22
    3.2.1. Biến động về số lượng .22
    3.2.2. Biến động về phân bố mật độ 25
    3.3. Các giải pháp bảo vệ TCCC .31
    3.4. Thảo luận 33
    iv
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .38
    1. Kết luận 38
    2. Kiến nghị 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    Nước ta có bờ biển dài trên 3200 km đường biển với hơn 10000 loài sinh vật
    biển cư trú trong 20 kiểu hệ sinh thái khác nhau. Hiện tại nguồn lợi thuỷ sản nước ta
    đang bị suy giảm nghiêm trọng: năng suất đánh bắt của các loài hải sản nói chung và
    của các loài cá thường gặp có sự suy giảm đáng kể [4] do áp lực khai thác tăng, đặc
    biệt là vùng ven bờ. Chất lượng nguồn lợi có xu hướng giảm biểu hiện ở năng suất
    đánh bắt và tỉ lệ sản lượng của các họ hải sản có giá trị thương phẩm thấp, thay vào đó
    năng suất đánh bắt và tỷ lệ sản lượng của nhóm cá tạp tăng lên [4].
    Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về Trứng cá –cá con đã và đang
    chiếm một vị trí quan trọng trong ngư loại học. Đâylà giai đoạn phát triển sớm trong
    vòng đời của các loài cá, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường như: nhiệt
    độ, sóng, gió, dòng chảy, thuỷ triều. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, số lượng
    Trứng cá – cá con nhằm xác định mùa vụ và bãi đẻ của một số loài cá, tìm hiểu về khu
    vực sinh trưởng tập trung của đàn cá con và thời điểm xuất hiện là cơ sở để khai thác
    cá hợp lý, góp phần vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản [32]. Ngoài ra, thông qua nghiên
    cứu cá bột về các mối quan hệ với môi trường sống và dinh dưỡng mà tìm ra quy luật
    sinh trưởng, mức chết, sự di cư ở các giai đoạn đầutiên trong chu trình sống của cá
    [27]. Nghiên cứu Trứng cá – cá con còn giúp tính toán nguồn lợi bổ sung của nhiều
    loài cá nhất là các loài cá kinh tế.
    Ở nước ta nghiên cứu Trứng cá – cá con cũng được tiến hành từ rất sớm vào
    những năm 1959 -1965 trong chương trình điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ của Việt
    Nam -Trung Quốc [32]. Từ đó đến nay, có rất nhiều công trình, đề tài, dự án nghiên
    cứu có đề cập đến Trứng cá – cá con ở vùng biển này. Các nghiên cứu chủ yếu đề cập
    đến thành phần loài, phân bố, mô tả đặc điểm hình thái của một số loài, nhóm loài .
    Các công trình còn chưa đồng bộ, thời gian rời rạc , chưa đánh giá được sự biến động
    về thành phần họ, phân bố, số lượng Trứng cá – cá con chiếm ưu thế trong từng giai
    đoạn, từng vùng biển khác nhau.
    Từ năm 2006 đến nay trong khuôn khổ dự án điều tra liên hợp Việt Trung,
    Trứng cá – cá con được đưa vào điều tra thu mẫu định kỳ. Nghiên cứu chủ yếu tập
    trung vào phân tích thành phần loài, họ bắt gặp trong mẫu điều tra. Trong 2 năm 2006
    2
    -2007, thực hiện 04 chuyến/ năm bằng tàu nghiên cứuBiển Đông. Từ năm 2008 -2010, thực hiện 02 chuyến/ năm bằng tàu BV 9262 TS.
    Từ thực tế trên, đề tài “Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong
    vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc thuộc VịnhBắc Bộ giai đoạn 2008 -2010
    và đề xuất các giải pháp bảo vệ”. được thực hiện.
    Đề tài gồm các ba nội dung cơ bản: Đặc điểm nhận dạng một số TCCC của 6
    họ ưu thế, Biến động TCCC một số họ và đề xuất các giải pháp bảo vệ.
    Đề tài góp phần đánh giá sự biến động TCCC một số họ chiếm ưu thế trong
    vùng đánh cá chung giai đoạn 2008 – 2010, thống kê,nghiên cứu và cập nhật được xu
    hướng biến động và sự thay đổi thành phần họ của một số họ chiếm ưu thế. Từ đó đưa
    ra các bãi đẻ, tính toán thời gian và mùa vụ khai thác hợp lý, góp phần bảo vệ và tái
    tạo nguồn lợi cá biển nói riêng và nguồn lợi thuỷ sản nói chung.
    3
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
    Nghiên cứu TCCC được bắt đầu từ cuối những năm 1800và liên tục phát triển
    cả về chiều rộng và chiều sâu. Vào năm 1865, Sars.G.O người Nauy đầu tiên nghiên
    cứu về trứng cá – cá con đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Gadus
    morhuatừ giai đoạn trứng, cá bột, tới cá hương và cá trưởng thành. Năm 1882, 1884,
    1895 Vitor Hensen xây dựng hệ thống phân loại trứngcá, ông cũng thiết kế loại lưới
    đặc biệt để thu thập mẫu trứng cá biển. Đến thế kỷ 20, cùng với sự ra đời của các loại
    tàu khảo sát lớn và sự cải tiến về lưới thu mẫu, các nghiên cứu về TCCC được tiến
    hành rộng hơn.Vào năm 1904, 1909, Ehrenbaum.E đã xuất bản hai cuốn sách tổng hợp
    những nghiên cứu về TCCC, và trở thành tài liệu để phân loại các giai đoạn sớm của
    cá biển ở vùng đông bắc Đại Tây Dương. Cùng thời điểm năm 1903 -1904,
    Petersen.C.G.J đã miêu tả giai đoạn sớm của một số loài thuộc họ Gobiidae, còn
    Schmidt.J nghiên cứu về giống cá Gadus. J.Schmidt còn sử dụng đặc điểm vây lưng và
    vây hậu môn để kiểm tra lại mỗi nhóm phân loại, ôngcũng là người có những công
    trình nghiên cứu rất sâu về cá chình Châu Âu vào những năm 1906, 1909, 1911, 1912,
    1923, 1924, 1927, 1931, 1932 [32]. Năm 1913, Weber.M và De Beaufort.M.F khi
    nghiên cứu hình thái phân loại các loài cá ở quần đảo Indo – Australia, đã mô tả sơ
    lược một mẫu cá bột loài cá mối vện Saurus variegatus, cá con loài cá mối đầu to
    Saurus myopsvà cá mối nhẳng Saurida gracilis [62]. Ở Châu Âu và Liên Xô (cũ) đã
    có nhiều công trình nghiên cứu về TCCC, như Becker.V.E (1964, 1965), Belyanina.T.
    N. (1974, 1977), Rass.T.S (1972), Gorbunova, N.N (1965, 1972, 1974, 1977),
    Karmopskaja, E.X (1964, 1965, 1972, 1990), Mukhacheva, V.A (1964, 1972, 1974),
    Parin, N.V (1964, 1972, 1974) [32].
    Năm 1935, Norman.J.K đã nghiên cứu và phân loại 6 loài thuộc họ cá mối
    (Synodontidae) hiện đang lưu giữ ở Viện Bảo tàng Tự nhiên Luân Đôn, trong đó chỉ
    có một mẫu cá bột loài Saurida gracilisdài 13 mm, còn lại là những mẫu cá con có
    chiều dài lớn hơn 40 mm [58]. Delsman.H.C (1938) đãmô tả TCCC của hai loài cá ở
    vùng biển Java (Indonexia) chưa khẳng định loài [41]. Ngày nay, căn cứ vào mô tả
    của ông, ta có thể phân loại chúng là cá mối thường(Saurida tumbil) và Mối vện
    (Synodus variegatus). Nair. R. V (1952) nghiên cứu hình thái trứng, cábột, mùa vụ
    4
    xuất hiện của loài cá mối thường ở vùng biển Madras(đông India). Đây cũng là nội
    dung được Vijayaraghavan P. nêu trong luận văn Tiếnsĩ vào năm 1957 [27].
    Năm 1959, Kuthalingam M.D.K. đã tiến hành thụ tinh nhân tạo và ương nuôi,
    theo dõi các giai đoạn phát triển từ sau khi thụ tinh đến khi cá bột dài 26 mm của loài
    cá mối thường [50]. Ở Đài Loan Lưu Huyền Phát và Đống Dật Tu (Liu F.H. and Tung
    I.H, 1959) nghiên cứu sinh thái đẻ trứng, bãi đẻ, thời gian và mùa vụ đẻ trứng của loài
    cá mối thường ở eo biển nước này [52].
    Từ năm 1951 -1968 có nghiên cứu của Jones.S. (1951-1952), Gorbunova.N.N.
    (1963-1965), Bensam.P. (1968) ở vùng nước Ấn Độ Dương. Indonexia có nghiên cứu
    của Delsman.H.C. (1921-1938) với các nghiên cứu về TCCC của một số giống ở biển
    Java (Indonesia) như Clupea, Dorosoma, Engraulis, Pellona, Stolephorus, Cybium,
    Septibinna, [34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,43]. Ở Nhật Bản có nghiên cứu của
    Kamiya.T. (1916-1922), Uchida.K. (1958), Mito.S. (1960-1963). Năm 1966, Mito.S.
    có công trình nghiên cứu tóm tắt về trứng cá và cá bột của vùng biển Nhật Bản [53,
    54]. Ở Philippin có nghiên cứu của Wade.C.B. (1949-1951), Duray.M.N. (1990).
    Nghiên cứu của Bensam.P. (1965-1968, 1971, 1973) chủ yếu mô tả đặc điểm hình thái
    TC –CC theo từng giai đoạn phát triển. Năm 1981, ông cũng công bố báo cáo mang
    tính chất tổng hợp “Những vấn đề về mặt phân loại học trong việc định dạng TCCC
    của cá Trích ở vùng biển Ấn Độ Dương” [34].
    Ở Trung Quốc có nghiên cứu của Viên Vĩnh Cơ (1963);Trương Hiếu Uy
    (1965), Thành Khánh Thái (1962) . Nghiên cứu của Thành Khánh Thái chỉ ra mùa
    vụ đẻ trứng của cá mối vây lưng dài ở vùng biển Trung Quốc từ tháng 11 đến tháng 4
    năm sau [66]. Năm 1980, Rudometkina G. P nghiên cứu các đặc trưng của 2 loài cá
    mối ở gần bờ phía tây Châu Phi [27]. Nghiên cứu trứng và cá bột cá mối vạch ở vùng
    biển Ả rập được thực hiện bởi Fursa. T. I vào năm 1982[42].
    Năm 1986, Victor.B.C đã ước tính thời gian sinh trưởng của giai đoạn cá con
    của 100 loài thuộc họ Labridaeở cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương dựa trên
    phương pháp đọc tuổi bằng nhĩ thạch. Nghiên cứu chothấy thời kỳ tăng trưởng này
    khác nhau ngay cả trong cùng một loài, nhất là các loài có pha sinh trưởng kéo dài
    [61]. Năm 1989, Victor sử dụng phương pháp này để ước tính tuổi của họ
    Pomacentridae.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Khắc Bát và ctv (2005), Nguyên nhân gây tử vong cao cho trứng cá, cá
    con của một số loài cá ở vùng ven bờ Việt Nam, tr 25-40, Báo cáo tổng kết, Viện
    Nghiên Cứu Hải Sản
    2. Bộ Thủy Sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
    Hà Nội.
    3. Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy, Hoàng Phi (1972), “Cákinh tế vịnh Bắc Bộ”,
    Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr 35 – 44.
    4. Vũ Việt Hà, Nguyễn Viết Nghĩa (2008), “Hiện trạng nguồn lợi hải sản vịnh Bắc
    Bộ giai đoạn 2001 – 2005”, Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển, tập 5, nhà xuất bản
    Nông nghiệp, tr 83.
    5. Phạm Quốc Huy và nnk (2008), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp
    bảo vệ trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam
    Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài, tr.35-50, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
    6. Phạm Quốc Huy, Đỗ Văn Nguyên, Đào Thị Liên (2011), “Hiện trạng trứng cá,
    cá con ở vùng biển ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
    nông thôn,trang 64-69, số tháng 11, 2011.
    7. Nguyễn Khắc Hường (1977), “Cá biển miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo ở hội
    nghị khoa học Biển lần thứ nhất, Nha Trang.
    8. Đào Tất Kim (1974), “Cá bột loài cá tuyết vây đen Bregmaceros atripinnisở
    vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí nghiên cứu biển, số 6, tr 36-40.
    9. Đỗ Văn Nguyên (1976), Bước đầu nghiên cứu về thành phần, mật độ, phân bố
    trứng cá - cá con tại vùng biển cửa sông Hải Phòng từ năm 1974 -1975, Báo cáo khoa
    học, tr. 20 -35, Viện nghiên cứu Hải Sản
    10. Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải (1976), Nghiên cứu về trứng cá - cá con ở
    vùng biển gần bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ,Báo cáo khoa học, tr. 19-26, Viện Nghiên
    cứu Hải sản.
    11. Đỗ Văn Nguyên (1977), Thành phần, mật độ, và phân bố trứng cá - cá con ở
    vùng biển ven bờ từ Móng Cái-Quảng Ninh tới Cửa Sót- Hà Tĩnh trong các năm
    1975-1976, Báo cáo khoa học, tr. 23-38, Viện Nghiên cứu Hải Sản.
    12. Đỗ Văn Nguyên (1981), Báo cáo nghiên cứu trứng cá - cá con ở vùng biển từ
    Nghĩa Bình tới cửa Sót - Hà Tĩnh trong các năm 1975-1976, Báo cáo khoa học, tr 19-30, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    13. Đỗ Văn Nguyên (1981), Nghiên cứu về trứng cá, cá bột vùng biển từ Nghĩa
    Bình đến Minh Hải trong các năm 1978-1980, Báo cáo chương trình điều tra tổng hợp
    Thuận Hải - Minh Hải, tr 30-52, Viện Nghiên cứu Hảisản.
    14. Đỗ Văn Nguyên (1999), Thành phần, mật độ và phân bố trứng cá - cá con ở
    vùng biển Việt Nam thu từ 30/2004 đến 29/5/1999 trên tàu M,V SEAFDEC, Báo cáo
    khoa học, tr. 14 – 21, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    15. Đỗ Văn Nguyên, Phạm Quốc Huy, Nguyễn Viết Nghĩa (2006), Hiện trạng
    thành phần loài và phân bố mật độ trứng cá, cá con ở biển Việt Nam, Báo cáo chuyên
    đề, đề tài KC. CB.01.14, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    16. Đỗ Văn Nguyên, Phạm Quốc Huy (2007), Phân bố thành phần, số lượng, mật
    độ trứng cá – cá con và mùa vụ sinh sản của cá ở vùng biển đánh cá chung giữa Việt
    Nam – Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ, năm 2006 – 2007, Báo cáo chuyên đề, Viện
    Nghiên Cứu Hải Sản.
    17. Hoàng Phi (1980), “Sự phát triển phôi của các loàithuộc họ cá Mối
    (Synodontidae, Pisces) ở vùng biển Nha Trang”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập II,
    trang 227 - 241.
    18. Nguyễn Hữu Phụng (1971), “Bước đầu nghiên cứu trứng cá, cá bột Vịnh Bắc
    bộ”, Nội san Nghiên cứu BiểnN4: 32-40, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    19. Nguyễn Hữu Phụng (1971), “Cá bột loài cá Kim Schindleria praematura
    (Schindler)”, Tạp chí sinh vật địa học, Tập IX; Số 3-4, trang 120-122, Viện Hải
    Dương học Nha Trang.
    20. Nguyễn Hữu Phụng (1973), “Mùa vụ phân bố của trứngcá, cá bột ở ven bờ tây
    Vịnh Bắc bộ”, Tập san Sinh vật Địa học,Tập 11, số 3-4: 115-120, Viện Hải Dương
    học Nha Trang.
    21. Nguyễn Hữu Phụng (1973), “Phân loại cá bột bộ cá Trích (Clupeiformers) ở
    vịnh Bắc Bộ”, Nội san nghiên cứu biển, Số 5, trang 65-68, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    22. Nguyễn Hữu Phụng (1976), “Cá bột của loài cá lưỡi búa Mene maculataở
    Vịnh Bắc bộ”, Tập san Sinh vật Địa học, Tập 14, số 3: 85-89, Viện Hải Dương học
    Nha Trang.
    23. Nguyễn Hữu Phụng (1978), “Trứng cá giống cá Cơm Anchoviella Fowler ở
    vùng ven bờ Quảng Ninh Hải Phòng”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập I,1, tr.75-179,
    Viện Hải Dương học Nha Trang.
    24. Nguyễn Hữu Phụng (1978), “Trứng cá cơm ở ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng”,
    Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập 1, phần 1: 175-189, Viện Hải Dương học Nha Tr ang.
    25. Nguyễn Hữu Phụng (1978), Quy trình nghiên cứu trứng cá - cá con trên biển,
    Quy trình quốc gia, tr.20-79, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    26. Nguyễn Hữu Phụng (1980), “Phân loại cá bột cá Mối vịnh Bắc Bộ”, Tuyển tập
    nghiên cứu biển, Tập II,1, tr.287-308, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    27. Nguyễn Hữu Phụng (1984), Cá bột họ cá mối Synodontidae ở vịnh Bắc Bộ
    (hình thái, phân loại và phân bố), tr. 31-74, Luận án phó Tiến sĩ khoa học , viện Hải
    dương học Nha trang, Nha trang.
    28. Nguyễn Hữu Phụng (1991), “Cá bột cá Thu chấm Scomberomorus guttatus
    (Bloch and Schneider) ở vịnh Bắc Bộ”, Hội nghị khoa học biển lần thứ III, phần I,
    tr.24-229, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    29. Nguyễn Hữu Phụng (1991), “Một số dẫn liệu về sinh thái cá bột họ cá Mối ở
    vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí sinh địa học, Viện Khoa học Việt Nam.
    30. Nguyễn Hữu Phụng (1991), “TC-CC ở vùng biển Việt Nam”, Tuyển tập nghiên
    cứu biển, Tập III, tr.5-20, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    31. Nguyễn Thị Thu (2004), Nguồn giống cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Luận
    văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Hà Nội.
    32. Phạm Thược, Phạm Quốc Huy, Đỗ Văn Nguyên (2007), Phân tích các kết quả
    nghiên cứu trước đây về trứng cá – cá con và ấu trung tôm - tôm con ở vùng biển
    Đông Tây Nam Bộ. Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứuHải Sản
    Tiếng Anh
    33. Belyanina, T.N (1974) “Larvae of Holocentridae fishes in ichthyoplankton of
    the Gulf of Tonkin, South China Sea”, Vopr,Ikhtiol, 14 pp.283 -289.
    34. Bensam, P. (1981) “Taxonomic problems in the identification of clupeiformes
    eggs and larvae in Indian waters”, Rapp, P,V,Reun,Cons,int,Explor,Mer 178 -605
    35. Delsman, H.C. (1922), “Fish eggs and larvae from the Java Sea, Chirocentrus
    dorab (Forskal)”,Treubia, Vol. 3, No. 1; pp. 33 - 46.
    36. Delsman, H.C. (1925), “Fish eggs and larvae from the Java Sea, Dussumieria
    hasselti Bleeker”, Treubia, Vol. 6, No. 3 - 4; pp. 298 - 307.
    37. Delsman, H.C. (1926),” Fish eggs and larvae from the Java Sea, Caranx kurra;
    C. macrosoma and C. Crumenophthalmus”, Treubia; Vol. 8, No. 3 - 4; pp. 199 - 412.
    38. Delsman, H.C. (1929), “Fish eggs and larvae from the Java Sea Chanos
    chanos”; Treubia, Vol. 11, No. 2, pp. 275 – 286
    39. Delsman, H.C. (1930), “Fish eggs and larvae from the Java Sea, The genus
    Chirocentrus”, Treubia, Vol. 12, No. 1, pp. 37 - 50.
    40. Delsman, H. C. (1931), “Fish eggs and larvae from the Java sea, The genus
    Cybium with the remark on a few other Scombriidae”, Treubia, Vol.13, No.3 - 4; pp.
    401 – 410.
    41. Delsman, H.C. (1938), “Fish eggs and larvae from Java sea”, 24, Treubia, vol,
    16, No 3, pp. 415 -420.
    42. Fursa, T.L.(1969), “The characteristic of composition and quantity of
    ichthyoplankton in vestern coast of India”, Problems of Ichthyology, Vol. 9. N
    0
    3. (56),
    pp. 497-507 .
    43. Gorbunova, N.N. (1965), “On spawning of Scombroidfishes (Pisces,
    Scombridae) in the Gulf of Tonkin” Tran. Inst. Ocean,A.S.USSR; Sci. Pub. House,
    Moscow; Vol.80, pp. 167 - 176 .
    44. Gorbunova, N.N. (1972), “Systematic distribution and biology of genus
    Vinciguerria(Gonostomatidae)”, Ibid. Vol.93, pp. 70 – 109.
    45. Gorbunova, N.N. (1974),“A review of larvae of Scombrid fishes (Scombridae,
    Pisces)”, Ibid, Vol.96, pp. 23 - 76.
    46. Gorbunova, N.N. (1977), “Larvae and juveniles of some species of Trichiuroid
    fishes (Trichiuridae, Gempylidae, Pisces)”, Ibid; Vol.109; pp. 133 - 148.
    47. Janekarn Vudhichai (1993) “A review of larval fishdistribution in the
    Andaman Sea, Thai Land”, Phuket Mar, boil, Cent, Res, Bull, pp.123 -129.
    48. Kovalevskaja, N.V. (1965) “The eggs and larvae of synentognathons fishes
    (Beloniformes, Pisces) of the Gulf of Tonkin”, Ibid, Vol.80, pp. 124 - 146.
    49. Kovalevskaja, N.V. (1972) “New materials on reproduction, development and
    distribution of larvae and juveniles of flying fishes of the genusHyrundichthys
    (Exocoetidae, Pisces) in the Pacific and Indian Oceans”, Ibid, Vol.93, pp. 42 - 69
    50. Kuthalingam M. D.K. (1959), “Saurida tumbil (Bloch) development and
    feeding habits”. Jour.Zool.Soc.India.Vol. XI, No 2 , 116 -124.
    51. Kuronuma, K. and Yamashita, M. (1962), “Milkfish try in eastern coast of
    Vietnam”, J,Ocenogr,soc,Jap, 20
    th
    Anciv, pp. 679 – 686.
    52. Liu F.H and Tung I.H. (1959), “The reproduction and the spawning ground of
    the lizard – fish (Saurida tumbil, Bloch) of Taiwanstraits”. Repts. Inst. Fish. Biol.
    Minis. Eco. Aff.Nat. Taiwan Univ, Vol I, No 3, p 1-7.
    53. Mito S. (1960), “Key to identify the Pelagic fish eegs and hatched larvae found
    in the adjacent waters of Japan”, Bull, Fac, Agri, Kyushu Univ, Vol. 18(1), pp.71-94.
    54. Mito, S. (1961), “Pelagic fish eggs from Japan waters”, Ibid, Vol.18, No.3, pp.
    285 – 288.
    55. Nakai, Z., and Hattori . (1962), “Quantitative distribution of eggs and larvae of
    the Japanese sardine by year, 1949 through 1951”. Bull, Tokai reg, Fish, Res, Lab, pp.9 -23.
    56. Nakai, Z. (1962), “Studies of influences of environmental factors upon
    fertilization and development of the Japanesen sardine eggs – with some reference to
    the number of their ova”, Bull, Tokai, Fish, Res, Lab.9: pp.109 -150.
    57. Nakai, Z. (1966) Effect of salinity on the early development of the Japanese
    sardine. J. Fac. Oceanogr., Tokai Univ. 1[​IMG]p.71-89.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...