Luận Văn Biến động thành phần loài và số lượng động vật đáy quanh khu vực nuôi tôm sú

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Đặt vấn đề . 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 Nội dung của đề tài 2

    CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    2.1 Tình hình nuôi tôm . 4
    2.1.1 Tình hình nuôi tôm sú Việt Nam và ĐBSCL 4
    2.2.2 Các mô hình nuôi tôm sú ven biển . 4
    2.2.3 Các yếu tố môi trường . 5
    2.2.4 Các nghiêm cứu về động vật đáy . 7

    CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU . 10
    3.1 Vật liệu nghiêm cứu 10
    3.2 Phương pháp nghiêm cứu . 10
    3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiêm cứu . 10
    3 2.2 Phương pháp thu mẫu . 13
    3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu . 13
    3.2.4 Phương pháp xử lí số liệu 14

    CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 15
    4.1 Các yếu tố môi trường 15
    4.1.1 Nhiệt độ (t0) . 15
    4.1.2 pH 15
    4.1.3 Độ mặn S‰ . 16
    4.1.4 Oxy hòa tan (DO) 16
    4.1.5 Tiêu hao oxy hóa học (COD) . 16
    4.1.6 Tổng Amonia (TAN) . 17
    4.1.7 NO2 . 17
    4.1.8 NO3 . 18
    4.1.9 TSS 18
    4.1.10 TN . 19
    4.1.11 TP 19
    4.1.12 TNbùn . 20
    4.1.13 TPbùn 20
    4.2 Biến động thành phần loài động vật đáy xung quanh các mô hình nuôi tôm sú . 21
    4.2.1 Mô hình tôm lúa 21
    4.2.2 Mô hình bán thâm canh 22
    4.2.3 Mô hình thâm canh 24
    4.2.4 So sánh đánh giá thành phần loài động vật đáy 26
    4.3 Biến động số lượng và sinh lượng động vật đáy xung quanh các mô hình nuôi các mô hình nuôi tôm sú . 29
    4.3.1 Mô hình tôm lúa 29
    4.3.2 Mô hình bán thâm canh 31
    4.3.3 Mô hình thâm canh 33
    4.3.4 So sánh đánh giá mật độ sinh lượng nhóm loài động vật đáy . 35

    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT . 38
    5.1 Kết luận 38
    5.2 Đề xuất . 38 ii

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

    GIỚI THIỆU

    1.1 Đặt vấn đề

    Nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ ven biển với nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau như nuôi quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi bán thâm canh (BTC) và nuôi thâm canh (TC). Tuy nhiên do quá trình phát triển thiếu sự quy hoạch đồng bộ cũng như chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật và khả năng nhận thức của người nuôi tôm chưa cao nên vẫn còn gặp nhiều trở ngại như dịch bệnh, vấn đề môi trường là ảnh hưởng đến năng xuất và tính bền vững của nghề nuôi.

    Những năm gần đây, ĐBSCL đã chuyển khoảng 250.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm sú theo mô hình luân canh lúa - tôm sú, nâng tổng diện tích nuôi tôm sú cả vùng lên trên 500.000 ha. Việc nuôi tôm sú với nhiều mô hình, từ nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn đến nuôi tôm xen canh với các loài thủy sản khác và chuyên canh tôm sú, đã bắt đầu phát huy tác dụng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong thực tế nghề nuôi tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL đã giải quyết một lực lượng lao động khá lớn ở nông thôn ven biển. Nhưng hiện nay nuôi tôm sú đang đối mặt với nhiều thách thức khá lớn.

    Tại tỉnh Trà Vinh hiện có 29.187 ha đất được sử dụng nuôi trồng thủy sản, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên và bằng 15,5% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn là 28.036,93 ha (chiếm 96% đất nuôi trồng thủy sản); phân bố chủ yếu tại 17 xã thuộc bốn huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành. Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
    1.151 ha, phân bố ở tất cả các xã còn lại. Diện tích nuôi tôm sú vùng này khoảng 24.000 ha. Nông dân ở đây đã thực hiện rất nhiều mô hình nuôi như: chuyên canh; một vụ lúa, một vụ tôm; tôm-cua; quảng canh . nhưng cách nuôi hiệu quả nhất là nuôi bán thâm canh, thả thưa với mật độ từ 10 đến 15 con/m2. Cách nuôi này, tôm mau lớn, đạt trọng lượng từ 17 đến 20 con/ kg.

    Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương thức nuôi trồng mới với mật độ cao, năng suất lớn đã làm gia tăng nhanh chóng việc sử dụng nhiều năng lượng, vật tư, chế phẩm hóa học, sinh học và chi phí . cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây nên các tác động môi trường ngày càng tăng, tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống sinh thái tự nhiên, gây tổn thất sinh thái ảnh hưởng không những đến môi trường mà còn đến kinh tế trong cán cân giữa nuôi trồng, chế biến và thị trường tiêu dùng, xuất khẩu của ngành thủy sản. Một điều hết sức quan trọng là, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng mà biểu hiện là sự tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường làm tôm, cá chết và dịch bệnh hoành hành thời gian qua trong khu vực nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.

    Việc nghiêm cứu nhóm quần thể động vật đáy trong các hệ thống nuôi tôm có thể phản ánh mức độ tác động của nghề nuôi tôm sú. Vì thế đề tài “ Biến động thành phần loài và số lượng động vật đáy ở vùng quanh khu vực nuôi tôm sú (penaeus monodon)” được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu của đề tài

    Nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ thâm canh hóa trong nuôi tôm sú lên quần thể động vật đáy (ĐVĐ) là cơ sở cho nghiêm cứu sinh vật chỉ thị để ứng dụng trong trương trình quan trắc sinh học.

    1.3 Nội dung của đề tài

    - Khảo sát một số yếu tố thủy lí thủy hóa trong các mô hình.
    - Khảo sát thành phần giống loài và số lượng cá thể của nhóm động vật đáy, trong khu vực nuôi tốm sú.
     
Đang tải...