Thạc Sĩ Biến động dân số Thành Phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM: 2010


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Địa lí dân cư là một ngành khoa học thuộc hệ thống của khoa học địa lí. Đối tượng của địa
    lí dân cư là nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm Phát triển về dân cư theo lãnh thổ (gia
    tăng dân số, quy mô, mật độ, động lực, phân bố dân cư ) nhằm góp phần giải quyết những
    nhiệm vụ kinh tế, trong phân công lao động, sử dụng hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu
    cầu sản xuất và tiêu thụ trên các địa bàn với những khác biệt về dân số từng vùng.
    Hiện nay, quy mô dân số thế giới đang ở mức cao và có sự khác nhau về gia tăng dân số
    giữa hai nhóm nước Phát triển và đang Phát triển, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, ảnh
    hưởng đến sự Phát triển kinh tế - Xã hội của hai nhóm nước này. Phát triển dân số là một trong
    những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình Phát triển kinh tế. Trong điều kiện hiện nay,
    giải quyết vấn đề gia tăng dân số là một yếu tố quan trọng trong những giải pháp để Phát triển
    kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình Phát triển
    kinh tế - Xã hội của các nước.
    Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số và tiềm lực kinh
    tế, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kĩ thuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối
    giao thông vận tải và giao dịch Quốc tế lớn nhất Việt Nam. Thành phố đang trong quá trình đô
    thị hóa mạnh mẽ, có vai trò thúc đẩy Phát triển kinh tế cả nước. Trong thời gian qua, dân số TP.
    HCM gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học. Người nhập cư tự do
    từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố để học tập, lao động, sinh
    sống . Sự gia tăng nhanh chóng dân cư vào đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến Phát triển kinh tế -
    Xã hội TP. HCM, đặt ra nhiều vấn đề giải quyết.
    Tác giả chọn đề tài: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007:
    nguyên nhân và giải pháp”. Nghiên cứu biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 - 2007 nhằm
    rút ra những kết luận có ý nghĩa lí luận và thực tiễn về sự biến động dân số của thành phố, qua
    đó tìm hiểu những nét khái quát về các đô thị lớn của Việt Nam. Luận văn cũng nhằm tìm hiểu
    nguyên nhân của biến động dân số và tác động của nó đến Phát triển kinh tế - Xã hội TP. HCM.
    Từ đó rút ra cơ sở khoa học nhằm đề ra phương hướng, giải pháp về gia tăng dân số, phân bố
    dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, giảm bớt áp lực về dân
    số đối với sự Phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt góp phần điều chỉnh mức di dân tự do vào TP.
    HCM hợp lí. Gia tăng dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần để kinh tế - Xã hội TP. HCM Phát triển và hội nhập với nền kinh tế
    khu vực và thế giới.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài
    2.1 Mục tiêu đề tài
    Tìm hiểu thực trạng biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 – 2007 và những nguyên
    nhân sự biến động đó. Đánh giá những ảnh hưởng biến động dân số đến Phát triển kinh tế - xã
    hội TP. HCM. Trên cơ sở biến động dân cư đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục
    những hạn chế trong quá trình gia tăng dân số thành phố, phục vụ sự Phát triển CNH, ĐTH của
    thành phố hiện tại cũng như tương lai.
    2.2 Nhiệm vụ đề tài
     Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về biến động dân số và sự Phát triển
    kinh tế - Xã hội của TP. HCM.
     Phân tích, tổng hợp thông tin, số liệu về tốc độ gia tăng dân số của TP. HCM trong giai đoạn
    1997 - 2007. Đánh giá nguyên nhân và tác động của biến động dân số ở TP. HCM.
     Tìm hiểu các định hướng Phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó dự báo sự gia tăng dân số,
    phân tích các khó khăn, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp Phát triển và phân bố dân cư
    thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới.
    2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
    2.3.1 Về không gian
    Đề tài tập trung phân tích, đánh giá biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 - 2007 bao gồm
    gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Đặc biệt chú ý đến sự biến động dân số các quận nội thành
    cũ, quận đô thị hóa mới và các huyện ngoại thành trong thời gian gần đây. Phân tích nguyên nhân
    và đánh giá những ảnh hưởng của gia tăng dân số đến Phát triển kinh tế - Xã hội TP. HCM.
    2.3.2 Về thời gian
    Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích biến động dân số TP. HCM trong thời kì đổi mới
    nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn 1997 - 2007. Đây là thời kì mở cửa nền kinh tế, TP. HCM
    có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, các ngành kinh tế Phát triển sôi động, đa dạng nhiều ngành
    nghề đã tạo lực hút mạnh mẽ đối với người Lao động từ mọi miền đất nước đến TP. HCM, đẩy
    nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho dân số thành phố gia tăng nhanh chóng. Đề tài cũng cập
    nhật các số liệu mới bổ sung vào phần đánh giá của mình. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Biến động số dân có ảnh hưởng lớn đối với sự Phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng lên hay
    giảm đi của dân số (tăng giảm tự nhiên hay cơ học) đều ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, mật độ
    dân số và Lao động của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang Phát triển trong đó có Việt
    Nam. Vấn đề biến động dân số từ lâu đã thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc
    biệt từ sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, gia tăng dân số diễn ra với tốc độ nhanh
    chóng càng làm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm hơn.
    Năm 1994 đề tài luận án TS của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự Phát triển dân số và
    mối Quan hệ của nó với Phát triển kinh tế - Xã hội ở TP. HCM”. Đề tài phân tích sâu sắc sự phát
    triển dân số của thành phố và xác định được những mối Quan hệ thuận nghịch giữa sự Phát triển
    dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội ở TP. HCM. Đề tài cũng đã đưa ra nhiều phương hướng
    giải quyết nhằm Phát triển dân số thành phố một cách hợp lí, phù hợp với sự Phát triển kinh tế -
    Xã hội TP. HCM.
    Luận án TS của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) với đề tài: “Di dân ở TP. HCM và tác
    động của nó đối với sự Phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài đi sâu phân tích đánh giá quá trình di
    dân ở TP. HCM, bao gồm quá trình nhập cư ngoại tỉnh vào thành phố và quá trình di dân giữa
    các quận huyện ở TP. HCM. Tác giả đã đánh giá nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của di
    dân tác động đến quá trình Phát triển kinh tế - Xã hội TP. HCM từ đó đưa ra giải pháp nhằm
    phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình di dân.
    Tác giả Trần Cao Sơn có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về dân số và mối Quan hệ với
    Phát triển kinh tế - xã hội. Hai cuốn: “Dân số và tiến trình đô thị hóa - động thái Phát triển
    triển vọng”(1995) và “Một số vấn đề về mối Quan hệ giữa dân số và sự phát triển”(1997) đều
    phân tích mối Quan hệ giữa gia tăng dân số với sự Phát triển kinh tế - xã hội. Gia tăng dân số có
    những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
    Các đề tài của Viện nghiên cứu Phát triển TP. HCM như “Một số vấn đề biến đổi và phát
    triển dân số và nguồn Lao động trên địa bàn TP. HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy chủ
    nhiệm đề tài. Năm 2006 hội thảo “Dân số với Phát triển kinh tế - Xã hội TP. HCM”, và đề tài
    Phân tích các mối Quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP.
    HCM
    ” do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007. Các đề tài đã tập trung nghiên cứu giải
    quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn sự Phát triển dân số trong quá trình đô thị hóa của
    thành phố. Đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp nhằm Phát triển dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thành phố. Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo
    quý giá, thực sự bổ ích cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình. Nhiều
    đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là gợi ý quan trọng cho tác giả đi sâu nghiên cứu
    chi tiết hơn.
    4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Hệ quan điểm
    4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
    Dân số, kinh tế, Xã hội có mối Quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu sự phát
    triển dân số của một vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan
    hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, Xã hội để làm cho gia tăng dân số phù hợp với Phát triển nhằm
    đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường.
    4.1.2 Quan điểm hệ thống
    Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống
    nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi Phát triển thì nó gây ra
    những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho các thành phần đó cũng thay
    đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi.
    TP. HCM là một trong hai đô thị lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong hệ
    thống đô thị Việt Nam. Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị
    trường, TP. HCM đã có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, Xã hội làm cho quá trình đô thị
    hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu nghèo, vệ sinh môi
    trường Do đó, khi nghiên cứu sự biến động dân số thành phố cần phải được nghiên cứu trong
    mối Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế - Xã hội không chỉ riêng
    TP. HCM mà rộng hơn là vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.
    4.1.3 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
    Các hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, Phát triển và thay đổi không ngừng theo
    không gian và thời gian. Do đó, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện tại và dự báo sự phát
    triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại
    và dự báo tương lai mới chính xác.
    TP. HCM có Lịch sử hình thành và Phát triển hơn 300 năm với nhiều giai đoạn tăng giảm
    dân số khác nhau. Mỗi giai đoạn Lịch sử đều mang các bản sắc riêng do tác động của nhiều
    nguyên nhân và ảnh hưởng đến quá trình Phát triển kinh tế - Xã hội thành phố ở mức độ khác
    nhau. Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh trong nghiên cứu gia tăng dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, luận văn phân tích đánh giá gia tăng dân số trong giai đoạn 1997 - 2007, nhưng
    cũng đặc biệt chú ý đến các thời điểm Lịch sử quan trọng và những biến động về kinh tế - Xã hội
    trong những điều kiện cụ thể khác nhau.
    4.1.4 Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững
    Gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gia tăng dân số quá mức không
    phù hợp với sự Phát triển kinh tế - Xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả lên môi trường sinh thái như
    cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống Trong khi nghiên cứu gia tăng dân
    số cần chú ý đến sự gia tăng nhanh số lượng dân cư đô thị, đặc biệt là sự phân bố dân cư đô thị
    hợp lí phù hợp với sự Phát triển kinh tế - Xã hội nhưng cũng phải gắn liền với bảo vệ và phát
    triển môi trường sinh thái bền vững, không làm tổn hại đến môi trường. Các biện pháp kiến
    nghị phải dựa trên quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững để giảm tác động đến môi trường
    tự nhiên TP. HCM.

    4.2 Hệ phương pháp nghiên cứu
    4.2.1 Phương pháp thống kê
    Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã sử dụng và
    phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều
    tra dân số, thống kê kinh tế - Xã hội của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố, Chi cục
    dân số - KHHGĐ và các tài liệu của Viện Phát triển kinh tế TP. HCM cũng như từ các cơ quan
    khác của thành phố. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở để đánh giá biến động dân
    số TP.HCM thời kì 1997 - 2007.
    4.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh
    Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin
    về biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, so sánh sự khác biệt về gia tăng dân số
    trong các giai đoạn Lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau giữa các quận, huyện; phân tích
    nguyên nhân của sự biến động đó.
    4.2.4 Phương pháp bản đồ biểu đồ
    Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - Xã hội nói riêng thì phương pháp
    bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc so
    sánh, đánh giá.
    4.2.5 Phương pháp dự báo
    Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định một vấn
    đề trong tương lai. Phương pháp dự báo mang tính chất phức tạp và tính xác suất, tính chính
    xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối Quan hệ với sự biến động kinh tế - Xã hội của thành phố.
    4.2.6 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
    Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông
    tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc
    trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo7.5 để thiết lập hệ
    thống bản đồ minh họa cho đề tài.
    5. Các đóng góp chính của đề tài
     Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản lí luận về dân cư, các đặc điểm của biến động
    dân số và vận dụng vào TP. HCM để tìm hiểu sự biến động dân số ở thành phố thời kì 1997
    - 2007.
     Phân tích sự biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, đánh giá nguyên nhân và
    những tác động đến quá trình Phát triển kinh tế - Xã hội của thành phố.
     Dự báo tốc độ gia tăng dân số thành phố trong tương lai, đưa ra các giải pháp Phát triển dân
    số và phân bố dân cư phù hợp với sự Phát triển kinh tế - Xã hội của thành phố.
    6. Cấu trúc luận văn
    Luận văn: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên
    nhân và giải pháp”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương chính:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về dân số, biến động dân số.
    Chương 2: Thực trạng biến động dân số TP. Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007
    Chương 3: Dự báo biến động dân số và giải pháp Phát triển dân số, phân bố dân cư thành phố Hồ
    Chí Minh.
     
Đang tải...