Báo Cáo Biến động chính trị – xã hội tại bắc phi – trung đông Nguyên nhân và tác động quốc tế

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI TẠI BẮC PHI – TRUNG ĐÔNG: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG QUỐC TẾ
    POLITICAL – SOCIAL TURMOIL IN NORTH AFRICA - MIDDLE EAST:
    CAUSES AND INTERNATIONAL IMPACTS







    TÓM TẮT
    Những tháng đầu năm 2011, làn sóng biểu tình chống chính phủ nổ ra ở Bắc Phi – Trung Đông đã gây chấn động cộng đồng quốc tế, đẩy khu vực này vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Đặc biệt là khi những diễn biến ở khu vực này đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới và quan hệ quốc tế. Nguyên nhân cũng như những tác động quốc tế của nó đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Bài viết này trên cơ sở tìm hiểu về khu vực Bắc Phi – Trung Đông và tình hình biến động ở khu vực, sẽ tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến biến động chính trị - xã hội tại đây và những tác động của nó đến tình hình chung của khu vực, quốc tế và đối với Việt Nam.
    Từ khóa: Bắc Phi – Trung Đông, quan hệ quốc tế, biến động, chính trị - xã hội, tác
    động quốc tế.
    ABSTRACT
    In the first few months of 2011, a revolutionary wave of demonstrations and anti- government which broke out in North Africa and Middle East has shocked the whole international community and pushed that region into a serious instability. Especially, the upheavals in this area have certainly influenced many countries in the world as well as the international relations. Defining causes and international impacts is a matter of huge interest and concern nowadays. This research which is done on the background of learning about North Africa and Middle East, and the turmoil in this area will concentrate on figuring out the causes of the political – social changes in North Africa and Middle East and its impact on the region, the world and Vietnam.
    Key words: North Africa and Middle East, international relations, turmoil, political –
    social, international impact.




    1. Mở đầu
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Cuộc biến động chính trị, làn sóng biểu tình chống chính phủ diễn ra ở một loạt các nước Bắc Phi – Trung Đông từ đầu năm 2011 khiến khủng hoảng chính trị leo thang ở nhiều nước, hàng loạt các rối loạn dân sự và can thiệp quân sự nổ ra trên toàn khu vực này, đã đẩy tình hình khu vực vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng, gây chấn động cộng đồng quốc tế và tác động đến tình hình quan hệ quốc tế. Đây là một vấn đề thời sự quốc tế đang được quan tâm hiện nay, lại thuộc phạm vi nghiên cứu của ngành Quốc tế học, nên tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông: Nguyên nhân và tác động quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình, với hi vọng có thể góp phần làm sáng tỏ phần nào vấn đề và bổ sung thêm kiến thức ở lĩnh vực đang học tập.









    1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là cuộc biến động chính trị ở các nước Bắc Phi – Trung Đông.
    Về thời gian nghiên cứu được xác định tập trung từ lúc cuộc khủng hoảng nổ ra vào cuối năm 2010, đầu năm 2011 cho đến nay.
    Về nội dung, đề tài nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến sự biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông và những tác động của nó đối với tình hình khu vực cũng như quan hệ quốc tế.
    1.3 Mục đích, nhiệm vụ đề tài
    - Tìm hiểu tình hình chung của khu vực cũng như những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông.
    - Phân tích những nguyên nhân khiến các biến động bùng nổ và lan rộng.
    - Từ đó, đưa ra những phân tích về những tác động của biến động này đối với tình hình khu vực, thế giới, và quan hệ quốc tế.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    Về phương pháp nghiên cứu, bài viết được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, đối chiếu – so sánh kết hợp với phương pháp logic – lịch sử.




    2. Nội dung
    2.1 Khái quát về khủng hoảng chính trị - xã hội tại Bắc Phi – Trung Đông
    2.1.1 Vài nét về các nước khu vực Bắc Phi – Trung Đông
    Khu vực Bắc Phi và Trung Đông gồm 24 quốc gia, với nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau. Đây là khu vực có nguồn dầu mỏ dồi dào, vị trí địa – chiến lược và địa – kinh tế quan trọng. Về đặc điểm chính trị, nhiều nước ở khu vực này theo chế độ quân chủ; phần lớn lãnh đạo tối cao của các quốc gia ở đây đều cầm quyền trong thời gian dài, nhiều nước áp dụng chính sách gia đình trị, cha truyền con nối. Đây luôn là khu vực tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, cũng như kiểm soát dầu lửa của các nước lớn; và còn là địa bàn trú ẩn, hoạt động của nhiều tổ chức khủng bố như Taliban, Al-Qaeda
    2.1.2 Đặc điểm của biến động chính trị - xã hội Bắc Phi – Trung Đông
    Biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông là một làn sóng cách mạng và biểu tình xảy ra ở các nước trong thế giới Arab. Hầu hết các cuộc biểu tình đều phát triển về quy mô và tạo thành “hiệu ứng Domino”, nhanh chóng tác động và lan sang nhiều nước khác trong khu vực, với mục đích: phản đối việc giá lương thực, nhiên liệu tăng; tình trạng thất nghiệp cao; đòi hỏi sửa đổi hiến pháp và bầu cử tự do; chống độc tài, chuyên chế, đấu tranh đòi dân chủ Bên cạnh đó, ở mỗi nước, cách thức biểu dương lực lượng của người dân cũng như cách thức trấn áp của chính quyền lại có sự khác nhau. Chính phủ các nước từ lâu quá dựa dẫm vào sự bảo trợ, chiếc ô an ninh của Mỹ và các nước châu Âu nên đã rất lúng túng trong xử lý tình hình, dẫn đến mắc sai lầm trong đối phó với biểu tình, bạo loạn, khiến đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.





    2.2 Nguyên nhân của biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi - Trung Đông
    2.2.1 Nguyên nhân trực tiếp
    Khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2008 và cuộc khủng hoảng lương thực năm 2010 gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của các nước Bắc Phi – Trung Đông, dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực, tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, nỗi bất bình trong nhân dân ngày càng tích tụ. Thêm vào đó, những phương tiện truyền thông có vai trò là chất khơi mào, chất xúc tác và là công cụ để các khủng hoảng nổ ra và lan rộng khắp toàn khu vực.
    2.2.2 Nguyên nhân sâu xa
    - Chế độ chính trị độc tài, tập quyền, thiếu dân chủ: Mô hình thể chế nhà nước ở Bắc Phi – Trung Đông thực chất là những chế độ quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến trong việc cai trị đất nước và duy trì chế độ gia đình trị, cha truyền con nối. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm nhân quyền, mất dân chủ ở các nước Bắc Phi – Trung Đông diễn ra phổ biến. Quyền lợi, cuộc sống của người dân hầu như không được quan tâm. Trái lại, chính quyền các nước Ai Cập, Libya, Syria lại xây dựng bộ máy an ninh nhằm bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng. Trong bối cảnh phe đối lập không có chỗ đứng, bất bình của người dân không được giải tỏa, những uất ức dồn nén bấy lâu sẽ bùng phát dữ dội, tạo ra “hiệu ứng domino” khi gặp chất xúc tác mạnh mẽ là cuộc “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia, dẫn tới các cuộc nổi dậy, biểu tình chống đối chính quyền, đấu tranh đòi dân chủ.
    - Tình trạng tham nhũng gây nên bất bình đẳng về thu nhập bởi thế khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Không chỉ là nới rộng khoảng cách giàu nghèo, tham nhũng còn làm bóp méo thị trường, cản trở các cơ hội đầu tư và tìm kiếm việc làm của một số tầng lớp dân cư. Những hạn chế ấy được thổi bùng lên khi khu vực nghèo đói này trở thành những nạn nhân đầu tiên của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
    - Xu thế dân chủ hóa là tất yếu và không thể cưỡng lại được, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Quá trình hiện đại đại hóa, toàn cầu hóa, sự hình những tầng lớp tri thức trẻ, cùng với đó là sự xuất hiện và gia tăng kết nối từ mạng xã hội, Internet và các kênh thông tin rộng khắp đã dẫn đến kết quả tất yếu là ý thức dân chủ của người dân ngày càng cao. Họ ý thức sâu sắc về quyền, lợi ích của mình và bất bình trước thực trạng của đất nước. Do đó xu hướng dân chủ hóa, đấu tranh đòi dân chủ, tự do và công bằng xã hội là điều tất yếu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...