Báo Cáo Biến đổi xã hội ở việt nam qua hơn 20 năm đổi mới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo Biến đổi xã hội ở việt nam qua hơn 20 năm đổi mới

    1. Dẫn luận
    Tính đến thời điểm hiện nay (2008), đổi mới ở Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm,
    hơn 1/5 thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều biến đổi trên các
    lĩnh vực của đời sống. Trong những biến đổi đó, có biến đổi xã hội, tức là biến đổi về mặt
    xã hội, phương diện Xã hội của Xã hội tổng thể. Có thể nói, đã đủ thời gian cho việc tổng
    kết, đánh giá những biến đổi này. Nó cần thiết chẳng những cho nhận thức mà còn cho việc
    hoạch định đường lối của Đảng, xây dựng và điều chỉnh chính sách, luật pháp, cơ chế quản
    lý của Nhà nước, hướng tới phát triển và theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.
    Nghiên cứu biến đổi Xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới là nghiên cứu
    những biến đổi ở thời kỳ đương đại, nó đã và đang diễn ra, nó sẽ còn tiếp tục diễn ra, cùng
    với tiến trình đổi mới. Biến đổi Xã hội ở Việt Nam, một mặt là hệ quả trực tiếp của đổi mới
    Xã hội nói chung, trong tổng thể, chỉnh thể của nó, nhất là từ đổi mới kinh tế và đổi mới
    chính trị, cùng với những tác động vừa trực tiếp vừa sâu xa của những đổi mới, những biến
    đổi về văn hoá, về môi trường và hoàn cảnh xã hội. Và điều này cũng không kém phần quan
    trọng, những biến đổi Xã hội đã tác động trở lại đối với những biến đổi kinh tế, chính trị và
    văn hoá. Tác nhân Xã hội là điều không thể không tính đến trong sự nhận diện, phân tích và
    đánh giá về đổi mới, phát triển và tiến bộ Xã hội ở Việt Nam nói chung. Mặt khác, đổi mới ở
    Việt Nam còn gắn liền với mở cửa và hội nhập quốc tế. Đây chẳng những là sự thay đổi căn
    bản về tư duy, nhận thức đối với phát triển mà còn thay đổi cả về cách thức và mô hình phát
    triển của Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới toàn cầu.
    Thế giới mà tất cả chúng ta đang sống và đang hoạt động ở trong đó là một thế giới
    đang diễn ra những biến đổi vô cùng nhanh chóng, phức tạp, với không ít những đảo lộn,
    những đột biến thật khó lường. Trong thế giới ấy, sự tồn tại và phát triển của các nước, các
    quốc gia - dân tộc ở trong thế phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhau. Đó thực sự là một thế giới
    thống nhất trong những khác biệt, thống nhất bao hàm cả những mâu thuẫn và xung đột. Bởi
    thế, ổn định sóng đôi cùng những bất định, hợp tác đi liền với cạnh tranh, đồng thuận sẽ lớn
    lên mà đấu tranh cũng gia tăng, thậm chí có những thời điểm trở nên gay gắt và quyết liệt. Đó
    cũng là một thế giới phát triển trong đa dạng, phát triển luôn là một quá trình phức tạp, thời
    cơ lớn để phát triển đan xen cùng những thách thức nghiệt ngã trên con đường phát triển. 2
    phát triển và hiện đại hoá thông qua đổi mới, cải cách, mở cửa và hội nhập, đó là một
    cơ hội, một khả năng to lớn luôn mở ra những triển vọng tích cực. Nó cũng đồng thời phải đối
    mặt với những cạm bẫy và nguy cơ rơi vào những tình huống xấu của phản phát triển, phản
    văn hoá một cách tồi tệ. Thành hay bại trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp này tùy thuộc
    vào tầm nhìn và hành động của các nhà nước, các chính phủ khi giải quyết các vấn đề phát
    triển ở trong nước, không tách rời sự chế ước và tính quy định của quốc tế, khu vực và thế
    giới toàn cầu. Với đổi mới, ngay trong những năm đầu tiên khởi động sự nghiệp này, Việt
    Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước. Việt Nam thực hiện mở rộng hợp tác song
    phương và đa phương, cùng tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, cùng có lợi, cùng nhau
    phấn đấu cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định và phát triển. Việt Nam chủ động mở rộng
    các quan hệ bạn bè, đối tác, hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế, không để những
    khác biệt về ý thức hệ và chế độ chính trị cản trở hợp tác và phát triển.
    Khai thác và phát huy cả nội lực và ngoại lực vì phát triển, Việt Nam đồng thời nỗ
    lực thực hiện các nghĩa vụ và các cam kết quốc tế, với tư cách là một thành viên của cộng
    đồng thế giới nhân loại.
    Đó là tinh thần cơ bản của thông điệp đổi mới và phát triển mà Việt Nam gửi tới các
    bạn bè đối tác, ở đó hàm chứa một nhận thức rằng, trong thế giới ngày nay, sự phát triển
    đơn tuyến (theo tiêu chí ý thức hệ và thể chế chính trị như kiểu mô hình Xô Viết trước đây)
    là không thực tế và thiếu tính triển vọng. phát triển trong trạng thái khép kín, tự biến mình
    thành một ốc đảo, biệt lập với thế giới bên ngoài là điều không thể. Trong "một thế giới
    phẳng", đã hình thành và trong "một Xã hội mở" như một đặc tính, một thuộc tính tự nhiên,
    tất yếu và phổ biến
    1
    , phát triển chỉ có thể thực hiện được bằng cách mở cửa ra bên ngoài,
    hội nhập với thế giới, thường xuyên đổi mới và không ngừng tìm kiếm bạn bè, mở rộng
    đoàn kết và hợp tác trong tiếp xúc - giao lưu - đối thoại văn hoá. Hội nhập để cùng phát
    triển, tiếp biến để phát triển trong hội nhập, nhờ đó mà thực hiện tự phát triển với nghĩa là tự
    khẳng định mình trong phát triển. Nhà văn hoá lớn của Ấn Độ và của thế giới - Nê Ru, trong
    một diễn văn về văn hoá tại diễn đàn Liên hợp quốc, hai mươi năm về trước đã từng nói,
    văn hoá là một khả năng nỗ lực hiểu biết người khác và nỗ lực làm cho người khác hiểu
    mình. Triết lý ấy thật là sâu sắc. Đổi mới của Việt Nam càng thấm nhuần triết lý ấy; nó có
    lực đẩy từ sức mạnh của giải phóng, hướng vào giải phóng sức sản xuất và giải phóng tinh
    thần, ý thức Xã hội để giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của Xã hội. Đổi mới còn được
    nuôi dưỡng từ mọi mạch nguồn sáng tạo, làm hiển lộ để phát huy và quy tụ mọi khả năng
    sáng tạo, từ sáng tạo của nhà lãnh đạo, các chính khách, các trí thức, học giả, chuyên gia đến
    sáng tạo và sáng kiến của mọi người dân, ở khắp mọi vùng, miền đất nước, ở trong nước
    cũng như ở nước ngoài . Đó là nguồn trữ năng của xã hội, nguồn vốn Xã hội giúp ích cho
    công cuộc chấn hưng dân tộc, phát triển đất nước để phát triển cá nhân và cộng đồng, vì tự
    do và hạnh phúc của con người.

    1
    Xem: Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
    Manrice Corn Forth, triết học mở và Xã hội mở, KHXH, H, 2002. 3
    Biến đổi Xã hội cũng như biến đổi các lĩnh vực khác của đời sống ở Việt Nam được
    nhìn nhận từ tầm vóc và ý nghĩa như thế của đổi mới, của phát triển, của mở cửa và hội
    nhập quốc tế.
    Vậy biến đổi Xã hội ở Việt Nam hơn 20 năm đổi mới là biến đổi cái gì? ở đây, cần
    phải nhận diện những vấn đề Xã hội của biến đổi. Chúng biến đổi như thế nào? nghĩa là phải
    mô tả những biến đổi đó để đánh giá tính chất biến đổi của chúng, trong những biến đổi ấy
    có cả mặt tích cực và hợp lý đồng thời có cả mặt tiêu cực, những hệ lụy của phát triển cần
    phải khắc phục. Cũng cần phải thấy những nhân tố nào tham dự vào việc tạo ra tính hai mặt
    của những biến đổi này, tức là cắt nghĩa những nguyên nhân của nó. Những biến đổi Xã hội
    sẽ còn diễn ra với những xu hướng và động thái nào cần được dự báo? Đây là vấn đề đặt ra
    cần thiết cho quản lý các vấn đề biến đổi và phát triển xã hội. Cuối cùng, nghiên cứu biến
    đổi Xã hội để đem lại những cứ liệu Xã hội thực tiễn được tổng kết và khái quát thành lý luận
    làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, đặc biệt là những bổ sung hoặc điều chỉnh
    chính sách xã hội, hệ thống chính sách an sinh Xã hội trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    Rõ ràng, nghiên cứu biến đổi Xã hội ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới đã qua và
    hiện nay, có thể từ cách nhìn triết học Xã hội về Xã hội và con người mà góp phần vào việc
    lý giải phát triển Xã hội và quản lý sự phát triển xã hội. Phương diện này trong lý luận đổi
    mới ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu, tổng kết cũng như dự báo.
    Do đó, biến đổi Xã hội có thể và cần phải được nghiên cứu như một đối tượng đặc
    thù, một phân hệ hợp thành hệ thống đối tượng và khách thể của khoa học quản lý phát triển
    xã hội. Đó là khoa học về phát triển, khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý phát triển xã
    hội với hạt nhân của nó là lý luận đổi mới, lý luận phát triển và hiện đại hoá. Các khoa học
    này đang dần hình thành và từng bước định hình ở Việt Nam, từng bước chuẩn bị cho sự
    chín muồi khoa học về chủ thuyết phát triển Việt Nam với sự kết hợp hữu cơ phát triển học
    và đổi mới học.
    Đây sẽ là những môn khoa học chẳng những rất cần thiết mà còn rất có triển vọng
    trong hội nhập quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, cùng với Hồ Chí Minh học, các khoa học
    nêu trên sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn Việt Nam học hiện đại và đương đại.
    Nghiên cứu biến đổi Xã hội với tư cách là nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đổi
    mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua sẽ góp một tiếng nói, một lời bình, tuy khiêm tốn nhưng
    cần thiết để hiểu thêm đất nước, con người, dân tộc và Xã hội Việt Nam vừa với tính hiện
    thực vừa với tính triển vọng của nó trong phát triển. [​IMG]
     
Đang tải...